Dịch vụ chứng nhận ISO 14001:2015-Hệ thống quản lý môi trường

Giống như tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001, thì tiêu chuẩn ISO 14001 là trong những bộ tiêu chuẩn của tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế đã và đang được áp dụng rộng rãi trong các tổ chức và doanh nghiệp. Hiện nay ISO 14001 là tiêu chuẩn chung đầu tiên về quản lý môi trường được thừa nhận trên toàn thế giới. Vậy hồ sơ, điều kiện, thủ tục xin chứng nhận ISO 14001 như thế nào, cùng theo dõi bài viết dưới đây của Luật Bravolaw để nắm rõ chi tiết nhé!

Cơ sở pháp lý

  • Nghị định 175/CP ngày 18/10/1994 về hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường của Chính phủ

  • Thông tư 2781/TT/MTG ngày 3/12/1996 hướng dẫn cho các cơ sở công nghiệp thủ tục về cấp, gia hạn và thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường

  • Nghị định 121/2004/NĐ-CP ngày 18/5/20044 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của Chính phủ

Chứng nhận ISO 14001 là gì?

Chứng nhận ISO 14001 là việc 01 tổ chức chứng nhận đánh giá và cấp cho Doanh nghiệp giấy chứng nhận ISO 14001.

Việc thực hiện chứng nhận được thực hiện theo các thủ tục được quy định bởi pháp luật và Tổ chức ISO thế giới.

Hệ thống Quản lý Môi trường ISO 14001 là tiêu chuẩn quốc tế giúp Doanh nghiệp xác định rõ vai trò quan trọng của môi trường cũng như những rủi ro từ môi trường mang lại, từ đó nhận thức được môi trường như là một phần Hoạt động của Tổ chức. Cam kết ngăn ngừa ô nhiễm môi trường là điều kiện bắt buộc trong Tiêu chuẩn này, vì vậy việc đạt được Chứng nhận ISO 14001 sẽ có tác dụng rất tốt trong việc quảng bá hình ảnh Doanh nghiệp thân thiện.

ISO 14001:2015 là công sức nghiên cứu của 121 chuyên gia của đại diện cho các bên liên quan từ 88 quốc gia về phát triển môi trường thuộc ban kỹ thuật ISO/TC 207/SC 1 để có thể sửa đổi và bổ sung cho phù hợp với môi trường chính trị ,xã hội hiện nay.

>>> Dịch vụ chứng nhận ISO 22000:2018 Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

Điều kiện xin giấy chứng nhận 140001

ISO 14001:2015 là tiêu chuẩn đưa ra các yêu cầu cho hệ thống môi trường của Doanh nghiệp. Các điều kiện Doanh nghiệp cần để đạt được chứng nhận bao gồm:

Điều kiện thứ nhất: Doanh nghiệp xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001:2015

Doanh nghiệp cần phải tìm hiểu và xây dựng hệ thống của lý của mình theo các yêu cầu của tiêu chuẩn  ISO 14001.

Để làm được thành công, Doanh nghiệp có thể tự mình tìm hiểu, tự xây dựng và áp dụng ISO Hoặc Doanh nghiệp nên tìm các đơn vị tư vấn chuyên nghiệp. Các tổ chức tư vấn sẽ đồng hành cùng với Doanh nghiệp trong việc đào tạo, xây dựng và áp dụng các quy trình, biểu mẫu.

Doanh nghiệp có thể tham khảo các nội dung về vấn đề xây dựng ISO 14001 tại bài viết:

Các bước xây dựng ISO 14001

Tiêu chuẩn ISO 14001:2015 – Hệ thống quản lý môi trường.

Điều kiện thứ 2: Doanh nghiệp phải có ĐTM (Cam kết bảo vệ môi trường; Đề án bảo vệ môi trường).

Một trong những điều kiện tiên quyết để tổ chức chứng nhận cấp chứng chỉ ISO ISO 14001 . Đó chính là Doanh nghiệp cần đảm bảo các quy định của pháp luật về môi trường. Các tổ chức chứng nhận sẽ căn cứ vào việc Doanh nghiệp đã được cấp ĐTM để xác nhận việc đảm bảo trách nhiệm pháp lý này. Vì vậy, Doanh nghiệp cần có các giấy tờ về ĐTM trước khi được đánh giá chứng nhận.

Điều kiện thứ 3: Thực hiện đánh giá chứng nhận bởi Tổ chức chứng nhận.

Sau khi Doanh nghiệp đã có một hệ thống quản lý tốt.  Đồng thời, Doanh nghiệp đã thực hiện tự đánh giá nội bộ doanh nghiệp mình. Các hành động khắc phục và cải tiến được thực hiện. Doanh nghiệp sẽ được đánh giá bởi Tổ chức chứng nhận.Sau đánh giá, Doanh nghiệp sẽ được cấp Chứng chỉ ISO hay Giấy chứng nhận ISO.

Lợi ích khi xin giấy chứng nhận ISO 14001

Dưới đây là những lợi ích mà doanh nghiệp sẽ đạt được khi sở hữu chứng nhận ISO 14001:

  • Tăng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. Để có một sân chơi bình đẳng với những doanh nghiệp lớn hơn
  • Có thể mở cửa thị trường xuất khẩu cho những sản phẩm; dịch vụ mà doanh nghiệp này cung cấp.
  • Giúp cho doanh nghiệp có thể khám phá được các; hoạt động sản xuất kinh doanh một cách tốt nhất.
  • Hướng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Mang đến uy tín và sự tin tưởng cho những khách hàng của doanh nghiệp.
  • Mang đến lợi thế cạnh tranh cao cho doanh nghiệp.
  • Mở ra nhiều cơ hội bán hàng, kinh doanh mới cho doanh nghiệp.
  • Mang đến cho doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh.
  • Giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn.
  • Giúp thương hiệu của doanh nghiệp được toàn cầu thừa nhận.
  • Sử dụng một loại ngôn ngữ chung trong các ngành công nghiệp.

Mục đích của chứng nhận ISO 14001

  • Sự cam kết về trách nhiệm của ban lãnh đạo về vấn đề bảo vệ môi trường.
  • Sự gắn kết giữa môi trường và đường lối chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Tập trung vào những sáng kiến để chủ động trong vấn đề bảo vệ môi trường.
  • Giao tiếp hiệu quả nhờ những chiến lược truyền thông.

Để những mục tiêu trên có thể đạt được một cách nhanh chóng nhất thì hệ thống quản lý môi trường của doanh nghiệp cần phải có các yếu tố dưới đây:

  • Vị trí của doanh nghiệp.
  • Quy mô của doanh nghiệp.
  • Phạm vi áp dụng trong doanh nghiệp.
  • Chính sách về bảo vệ môi trường của doanh nghiệp.
  • Loại hình hoạt động của các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Những tác động đến môi trường của doanh nghiệp.
  • Những yêu cầu của pháp luật mà doanh nghiệp đã cam kết thực hiện.

Đối tượng cần xin chứng nhận ISO 14001

Tiêu chuẩn ISO 14001 hướng tới mọi loại hình doanh nghiệp: sản xuất, kinh doanh, trường học, bệnh viện… Tiêu chuẩn này có thể áp dụng được tại các tổ chức sản xuất và dịch vụ, đủ mọi loại hình; quy mô doanh nghiệp.

Một số doanh nghiệp nhất thiết cần chứng nhận ISO 14001 bao gồm như:

  • Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lĩnh vực hóa chất; công nghiệp; dệt may; phân bón; xây dựng…
  • Doanh nghiệp có nhiều nguồn thải nguy hại;
  • Doanh nghiệp tham gia đấu thầu; xuất nhập khẩu.
  • Doanh nghiệp muốn chứng minh cam kết của mình về môi trường.

Hồ sơ xin chứng nhận ISO 14001

Để được cấp chứng nhận ISO 14001, các hồ sơ và giấy tờ doanh nghiệp cần đáp ứng bao gồm:

  • Bộ sổ tay quy trình theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015
  • Phân công chức năng nhiệm vụ các phòng ban
  • Danh mục máy móc thiết bị
  • Kết quả quan trắc môi trường lao động
  • Hồ sơ huấn luyện an toàn lao động: Kết quả huấn luyện các nhóm
  • Hồ sơ huấn luyện Phòng cháy chữa cháy (PCCC)
  • Kết quả khám sức khỏe của cán bộ nhân viên
  • Kết quả kiểm định máy móc thiết bị định kỳ; hồ sơ bảo trì bảo dưỡng máy móc thiết bị định kỳ
  • Hồ sơ liên quan đến xử lý chất thải, xử lý nước thải, rác thải công ty.

Thực tế tùy vào phạm vi đăng ký chứng nhận ISO 14001 bộ hồ sơ yêu cầu của các tổ chức sẽ khác nhau. Nhưng nếu tổ chức của bạn luôn tuân thủ tốt các yêu cầu về an toàn lao động, và có lưu trữ toàn bộ giấy tờ như trên thì xin chúc mừng. Có khả năng rất cao bạn sẽ đạt được giấy chứng nhận ISO 14001:2015 nhanh chóng. Còn nếu tổ chức của bạn còn thiếu các đầu mục giấy tờ nào thì cũng đừng lo. Đã có Luật Bravolaw giúp bạn 

Thời gian cấp chứng nhận ISO 14001:2015

Thời gian cấp chứng nhận ISO 14001 thông thường từ 1 tuần đến 4 tuần, đã bao gồm toàn bộ các bước trong quy trình.

Thủ tục xin chứng nhận ISO 14001

Bước 1: Khảo sát đánh giá và xác định ban đầu

Tư vấn sẽ khảo sát chi tiết các hoạt động của doanh nghiệp để cơ sở xác định nhu cầu đào tạo và làm căn cứ hoạch định hệ thống quản lý môi trường của doanh nghiệp theo tiêu chuẩn ISO 14001.

Bước 2: Xây dựng và áp dụng hệ thống tài liệu

Các tài liệu được xây dựng hoàn tất và được Lãnh đạo doanh nghiệp ký ban hành và áp dụng những tài liệu đã được xây dựng. Tổ chức những khóa đào tạo nhận thức và đánh giá nội bộ ở giai đoạn này.

Bước 3: Xem xét đánh giá hệ thống

Theo yêu cầu ISO 14001, Ban lãnh đạo doanh nghiệp sẽ xem xét hệ thống theo hướng dẫn của tiêu chuẩn ISO 14001 để nắm được tình hình hệ thống áp dụng và xem xét chuẩn bị việc chứng nhận hệ thống.

Bước 4: Chứng nhận ISO 14001:2015

Tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá chứng nhận theo kế hoạch. Những lỗi phát hiện trong lần đánh giá sẽ được doanh nghiệp khắc phục và sau khi khắc phục xong lỗi (nếu có), Tổ chức chứng nhận sẽ cấp chứng chỉ ISO 14001 cho Doanh nghiệp.

Quy trình xin chứng nhận ISO 14001

Giấy chứng nhận ISO 14001 là một chứng chỉ do 01 Tổ chức chứng nhận cấp. Chứng nhận ISO phải đảm bảo đúng theo quy trình chuẩn. Quy trình này bao gồm rất nhiều công việc và giai đoạn.
Việc thực hiện đúng theo quy trình này giúp giấy chứng nhận ISO được đảm bảo tính hợp pháp của nó.

Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu quy trình chứng nhận đã được Bộ KH-CN xác nhận và chỉ định.

Bước 1: Đăng ký chứng nhận và thỏa thuận với tổ chức chứng nhận

Để thực hiện được chứng nhận; Doanh nghiệp cần thỏa thuận với Tổ chức chứng nhận các vấn đề liên quan tới hoạt động chứng nhận.
Việc đánh giá chứng nhận sẽ được 02 bên thỏa thuận qua các hợp đồng chứng nhận.

Bước 2: Xem xét thông tin và lập kế hoạch đánh giá chứng nhận

Tổ chức chứng nhận tiếp nhận được thông tin và yêu cầu của Doanh nghiệp. Sau đó, Tổ chức chứng nhận xem xét thông tin và lập kế hoạch đánh giá gửi Khách hàng.
Kế hoạch đánh giá sẽ chủ yếu bao gồm các thông tin chứng nhận.
Kế hoạch đánh giá sẽ giúp Doanh nghiệp chủ động việc chuẩn bị các nội dung đánh giá.

Bước 3: Đánh giá tài liệu và đánh giá chứng nhận tại hiện trường

Việc đánh giá chứng nhận thông thường trải qua 02 bước cơ bản. Đó là đánh giá, xem xét hệ thống tài liệu của Doanh nghiệp. Và đánh giá thực tiễn tại nhà xưởng sản xuất, nơi doanh nghiệp kinh doanh…
Các chuyên gia đánh giá của Tổ chức chứng nhận sẽ xem xét các tài liệu, quy trình, hướng dẫn… và thực tế sản xuất, kinh doanh của Doanh nghiệp có phù hợp với các điều khoản trong tiêu chuẩn ISO 14001 hay không.
Chuyên gia đánh giá sẽ thực hiện công việc theo nguyên tắc khách quan, độc lập và tuân thủ các quy định của pháp luật về đánh giá chứng nhận.
Kết quả bước này là bằng chứng xác nhận cho việc Hệ thống quản lý của doanh nghiệp có phù hợp với tiêu chuẩn ISO 14001 hay không.

Bước 4: Thẩm xét hồ sơ đánh giá và cấp giấy chứng nhận

Sau khi đã có kết quả đánh giá của chuyên gia đánh giá chứng nhận. Tổ chức chứng nhận sẽ thẩm xét hồ sơ và cấp giấy chứng nhận cho doanh nghiệp.
Giấy chứng nhận ISO có hiệu lực 03 năm và thời hạn giám sát tối thiểu 12 tháng/lần.

Bước 5: Đánh giá giám sát và chứng nhận lại

Đánh giá giám sát ISO 14001

  • Sau khi đạt được chứng nhận ISO 14001, Doanh nghiệp phải tiếp tục duy trì hệ thống quản lý.
  • Tới thời hạn giám sát theo quy định, Tổ chức chứng nhận thực hiện đánh giá giám sát định kỳ. Kết quả đánh giá giám sát sẽ là bằng chứng để duy trì hiệu lực chứng nhận.
  • Các công việc đánh giá giám sát về cơ bản giống đánh giá chứng nhận lần đầu.
    Số lần đánh giá giám sát thông thường là 2 lần (12 tháng/lần)

Đánh giá chứng nhận lại ISO 14001

  • Giấy chứng nhận có hiệu lực trong vòng 03 năm. Hết 03 năm, tổ chức chứng nhận sẽ thực hiện đánh giá chứng nhận lại.
    Nếu đánh giá đạt yêu cầu, Tổ chức chứng nhận sẽ cấp lại 01 Giấy chứng nhận mới có hiệu lực 3 năm tiếp theo.

Ví dụ: Giấy chứng nhận cũ có hiệu lực từ ngày 10/09/2016 tới 09/09/2019. Giấy chứng nhận mới sẽ có hiệu lực từ ngày 10/09/2019 tới 09/09/2022.

Dịch vụ tư vấn chứng nhận ISO 14001 tại Luật Bravolaw

  • Tư Vấn, Đào Tạo, Cấp Giấy Chứng Nhận
  • Chuyên Gia Tư Vấn Nhiệt Tình, Dễ Chịu
  • Dịch vụ trọn gói từ A-Z
  • Giấy chứng nhận ISO có giá trị công nhận quốc tế
  •  Cam kết tư vấn 100% đạt chứng nhận
  • Không Đạt – Hoàn Tiền – Chúng tôi Luôn mang đến cho khách hàng trải nghiệm dịch vụ tốt nhất, nhanh nhất, chất lượng nhất, chu đáo nhất nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng.
  • Hiện nay rất nhiều loại hình sản xuất yêu cầu doanh nghiệp phải có áp dụng và đạt chứng nhận hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 như sản xuất phân bón…

Lý do nên chọn dịch vụ của Luật Bravolaw

  • Dịch vụ trọn gói, cam kết không phụ thu, không phát sinh thêm chi phí nào khác.
  • Tư vấn miễn phí từ A – Z, từ các điều kiện, thủ tục cần thực hiện trước, trong và sau khi được cấp chứng nhận ISO 14001:2015
  • Doanh nghiệp chỉ cần cung cấp các thông tin đơn giản, không cần đi lại nhiều lần để làm thủ tục tốn thời gian và chi phí. 
  • Cam kết hoàn thành các thủ tục đúng tiến độ, đúng hẹn.
  • Bàn giao kết quả tận nơi cho doanh nghiệp.
  • Hỗ trợ tư vấn miễn phí các vấn đề pháp lý khác cho doanh nghiệp ngay cả khi kết thúc dịch vụ.

Trên đây là bài viết tư vấn về của Luật Bravolaw về hồ sơ, thủ tục, điều kiện xin chứng nhận ISO 14001:2015 . Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ xin giấy chứng nhận ISO 14001:2015 của chúng tôi vui lòng liên hệ

Hotline: 1900 6296 

Chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7.

Xem thêm dịch vụ BRAVOLAW cung cấp và thực hiện