Hỏi-Đáp: Bộ câu hỏi thi tập huấn an toàn thực phẩm thủy hải sản?

Dịch vụ chứng nhận ISO 22000, HACCP cho cơ sở kinh doanh thủy hải sản

Chi tiết câu hỏi:

Thưa luật sư, trong quá trình làm thủ tục Chứng nhận an toàn thực phẩm cho cơ sở kinh doanh thủy hải sản, cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu phải có Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm. Luật sư cho tôi hỏi ai là người cần phải được xác nhận, điều kiện và bộ câu hỏi để được cấp Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm thủy hải sản? Cảm ơn Luật sư.

Bravolaw trả lời vấn đề này như sau:

Theo quy định tại Điều 36 Luật an toàn thực phẩm, hồ sơ xin cấp Chứng nhận cơ sở kinh doanh thực phẩm, thủy hải sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm bao gồm  Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ sở hữu cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Để triển khai quy định nêu trên, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản đã xây dựng bộ câu hỏi cho lĩnh vực quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo đúng quy định tại khoản 3 Điều 13, Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT/BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/4/2014 hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Ngày 12/9/2014, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản đã ký Quyết định số 381/QĐ-QLCL ban hành bộ câu hỏi đánh giá kiến thức về an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản.

Để được cấp Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm, chủ sở hữu cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm, thủy hải sản phải đạt trên 80% câu hỏi trong phần câu hỏi kiến thức chung và phần câu hỏi kiến thức chuyên ngành.

Dịch vụ chứng nhận ISO 22000, HACCP cho cơ sở kinh doanh thủy hải sản
Dịch vụ chứng nhận ISO 22000, HACCP cho cơ sở kinh doanh thủy hải sản
  1. Phần thi kiến thức chung
  2. Bộ câu hỏi kiến thức chung

Câu 1: Các tổ chức, cá nhân nào phải chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm:

  1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm
  2. Chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất thực phẩm
  3. Chỉ tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm

d.Tất cả các đáp án trên đều sai

Câu 2: Sản xuất, kinh doanh thực phẩm là hoạt động:

  1. Tự do, không cần điều kiện
  2. Là hoạt động sản xuất kinh doanh có điều kiện
  3. Thực hiện chỉ theo nhu cầu nhà sản xuất
  4. Thực hiện chỉ theo yêu cầu khách hàng  

Câu 3 : Công đoạn nào cần phải quản lý an toàn thực phẩm

a.Trong suốt quá trình sản xuất, kinh doanh

b.Sơ chế, chế biến

c.Kinh doanh

d.Trồng trọt

Câu 4 : Có được phép sử dụng động vật chết do bệnh, dịch để làm nguyên liệu chế biến thực phẩm không?

  1. Không
  2. Chỉ được dùng để chế biến thực phẩm phải nấu chín trước khi ăn
  3. Chỉ được dùng để chế biến thực phẩm bao gói sẵn

Câu 5 : Các hành vi nào sau đây bị cấm trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm?

  1. Sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc
  2. Cả đáp án a và c đều đúng
  3. Quảng cáo thực phẩm sai sự thật
  4. Không đáp án nào nêu trên

Câu 6 : Tổ chức, cá nhân sản xuất thực phẩm có nghĩa vụ

  1. Tuân thủ các điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm
  2. Thông tin đầy đủ, chính xác về sản phẩm
  3. Tự kiểm tra trong quá trình sản xuất thực phẩm
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 7: Tổ chức, cá nhân sản xuất thực phẩm có các quyền sau đây

  1. Công bố các tiêu chuẩn sản phẩm do mình sản xuất, cung cấp
  2. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật
  3. Cả đáp án a và b đều đúng
  4. Tự do sản xuất thực phẩm theo ý thích, không cần điều kiện

Câu 8: Tổ chức, cá nhân sản xuất thực phẩm có các nghĩa vụ sau đây:

  1. Thông tin trung thực về an toàn thực phẩm
  2. Cảnh báo kịp thời về nguy cơ gây mất an toàn của thực phẩm
  3. Thông báo yêu cầu về vận chuyển, bảo quản, sử dụng thực phẩm
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 9 : Tổ chức, cá nhân sản xuất thực phẩm có các nghĩa vụ sau đây:

  1. Lưu giữ hồ sơ, các thông tin cần thiết theo quy định
  2. Thu hồi, xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn
  3. Cả đáp án a và b đều đúng
  4. Không đáp án nào nêu trên

Câu 10: Tác nhân nào có thể gây mất an toàn thực phẩm trong quá trình chế biến:

a.Người trực tiếp tiếp xúc thực phẩm và dụng cụ chế biến tiếp xúc thực phẩm

b.Môi trường chế biến

c.Cả đáp án a và b đều đúng

d.Không đáp án nào nêu trên

Câu 11: Có những mối nguy gây ô nhiễm thực phẩm nào sau đây?

a.Chỉ mối nguy hóa học

b.Chỉ mối nguy sinh học

c.Mối nguy vật lý, hóa học, sinh học

  1. Chỉ mối nguy vật lý

Câu 12: Cách nào sau đây dùng để tiêu diệt hầu hết vi khuẩn gây bệnh?

  1. Sử dụng nhiệt độ cao (nấu ở nhiệt độ sôi)
  2. Sử dụng nhiệt độ từ -12 đến 0 độ C
  3. Sử dụng nhiệt độ từ 0 đến 4 độ C
  4. Sử dụng nhiệt độ từ 4 đến 60 độ C

Câu 13: Thực phẩm có thể bị ô nhiễm từ nguồn nào dưới đây?

  1. Từ bàn tay người sản xuất không đảm bảo vệ sinh
  2. Từ nguyên liệu bị ô nhiễm
  3. Từ trang thiết bị không đảm bảo vệ sinh
  4. Cả 3 đáp án trên

Câu 14: Bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm nếu không đảm bảo an toàn có làm cho thực phẩm bị ô nhiễm không?

  1. Chỉ ô nhiễm với sản phẩm đông lạnh
  2. Chỉ ô nhiễm với sản phẩm đã nấu chín
  3. Không ảnh hưởng

Câu 15: Mối nguy sinh học gồm:

a.Vi khuẩn

b.Vi rút

c.Ký sinh trùng

d.Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 16: Mối nguy hóa học gồm:

a.Thuốc kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật còn tồn dư trong thực phẩm

b.Độc tố nấm

c.Kim  loại nặng

d.Tất cả các đáp án trên

Câu 17: Mối nguy vật lý gồm:

a.Bề mặt thiết bị, dụng cụ bị mốc

b.Phụ gia sử dụng trong quá trình chế biến

c.Mảnh kim loại, mảnh gỗ nhọn

d.Tồn dư kim loại  nặng trong thực phẩm

Câu 18: Ngộ độc thực phẩm có thể do:

a.Mối nguy sinh học

b.Mối nguy hóa học

c.Cả đáp án a và b đều đúng

d.Mối nguy vật lý

Câu 19: Cơ sở sản xuất thực phẩm phải đảm bảo các yếu tố sau đây đáp ứng quy chuẩn về an toàn thực phẩm?

a.Nhà xưởng

b.Trang thiết bị, dụng cụ

c.Sức khỏe công nhân trực tiếp sản xuất

d.Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 20: Người trực tiếp sản xuất thực phẩm phải đáp ứng yêu cầu nào dưới đây?

a.Được xác nhận kiến thức về ATTP theo quy định

b.Đủ điều kiện về sức khỏe để chế biến thực phẩm theo quy định

c.Cả 2 đáp án a và b đều đúng

  1. Không đáp án nào nêu trên

Câu 21: Người trực tiếp sản xuất thực phẩm phải thực hiện những quy định nào dưới đây về khám sức khỏe?

a.Trước khi tuyển dụng

  1. Định kỳ ít nhất 1 lần /năm

c.Các đáp án a và b đều đúng

d.Không cần khám sức khỏe

Câu 22: Cơ quan y tế cấp nào có thẩm quyền cấp Giấy xác nhận đủ sức khoẻ cho người chế biến thực phẩm?

  1. Cơ sở y tế từ cấp quận, huyện trở lên
  2. Chỉ cơ sở y tế cấp tỉnh/thành phố
  3. Chỉ cơ sở y tế cấp trung ương
  4. Bất kỳ cơ sở y tế cấp nào

Câu 23: Khu vực sản xuất thực phẩm cần cách biệt với với nguồn ô nhiễm như cống rãnh, rác thải, công trình vệ sinh, khu vực sản xuất công nghiệp, khu vực nuôi gia súc, gia cầm?

  1. Đúng
  2. Sai
  3. Chỉ đúng với cơ sở sản xuất thực phẩm phải nấu chín trước khi ăn
  4. Chỉ đúng với cơ sở sản xuất thực phẩm ăn liền

Câu 24: Nhãn thực phẩm bao gói sẵn cần có nội dung nào?

a.Tên thực phẩm, hạn sử dụng, hướng dẫn bảo quản

  1. Chỉ nội dung hạn sử dụng

c.Chỉ nội dung hướng dẫn bảo quản

  1. Chỉ nội dung tên thực phẩm

Câu 25: Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện nào sau đây:

  1. Có địa điểm, diện tích thích hợp
  2. Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật
  3. Có đủ trang thiết bị, dụng cụ phù hợp
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 26: Tổ chức, cá nhân vận chuyển thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện sau

  1. Phương tiện vận chuyển không làm ô nhiễm thực phẩm
  2. Bảo đảm an toàn thực phẩm trong khi vận chuyển
  3. Không vận chuyển thực phẩm cùng hàng hoá độc hại
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 27: Dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm phải:

a.Sản xuất từ vật liệu an toàn, không thôi nhiễm các chất độc hại

b.Cả đáp án a và c đều đúng

c.Bảo đảm chất lượng thực phẩm trong thời hạn sử dụng

d.Không đáp án nào nêu trên

Câu 28: Bảo quản thực phẩm không đúng quy định có thể gây nên những tác hại gì?

  1. Ô nhiễm thực phẩm
  2. Giảm chất lượng thực phẩm
  3. Cả đáp án a và b đều đúng
  4. Không đáp án nào nêu trên

Câu 29: Cần ghi chép, lưu giữ thông tin về nhà cung cấp nguyên liệu thực phẩm?

  1. Đúng
  2. Sai
  3. Chỉ ghi khi có hợp đồng mua bán
  4. Chỉ ghi khi nhà cung cấp có Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP

Câu 30: Thực phẩm phải được thu hồi trong trường hợp nào?

  1. Thực phẩm hết hạn sử dụng vẫn bán trên thị trường
  2. Thực phẩm bị hư hỏng trong quá trình bảo quản
  3. Thực phẩm có chất cấm sử dụng
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 31: Các hình thức xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn tùy theo mức độ vi phạm?

  1. Khắc phục lỗi của sản phẩm
  2. Tiêu hủy
  3. Chuyển mục đích sử dụng
  4. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Câu 32: Thu hồi thực phẩm không bảo đảm an toàn có thể thực hiện bằng các hình thức?

  1. Thu hồi tự nguyện do cơ sở sản xuất thực hiện

b.Thu hồi bắt buộc do Cơ quan có thẩm quyền yêu cầu

  1. Cả 2 hình thức a, b nêu trên
  2. Không hình thức nào nêu trên

Câu 33: Khi phát hiện thực phẩm sản xuất không an toàn, tổ chức, cá nhân sản xuất thực phẩm có nghĩa vụ

  1. Kịp thời ngừng sản xuất
  2. Thông báo các bên liên quan có biện pháp khắc phục hậu quả
  3. Có biện pháp khắc phục hậu quả
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 34: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có giá trị trong thời hạn bao nhiêu năm?

  1. 1 năm
  2. 2 năm
  3. 3 năm
  4. 4 năm

Câu 35: Cơ sở nào không bắt buộc phải được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm?

  1. Cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ
  2. Cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ
  3. Cả hai đáp án a và b nêu trên đều đúng
  4. Không đáp án nào nêu trên

Câu 36: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm bị thu hồi trong các trường hợp sau:

  1. Không hoạt động ngành nghề kinh doanh thực phẩm đã đăng ký.
  2. Chuyển đổi ngành nghề kinh doanh tại cơ sở cũ.
  3. Bị tước quyền sử dụng giấy chứng nhận do vi phạm
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 37: Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm có giá trị trong thời hạn bao nhiêu năm ?

  1. 1 năm
  2. 3 năm
  3. 4 năm
  4. 5 năm

Câu 38: Để được cấp Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm, người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải:

  1. Có bằng đại học, cao đẳng
  2. Bắt buộc phải tham gia lớp tập huấn về kiến thức ATTP
  3. Tham gia kiểm tra do cơ quan chức năng tổ chức đạt yêu cầu
  4. Phải có kinh nghiệm từ 1 năm trở lên

Câu 39: Luật An toàn thực phẩm qui định những hành vi bị cấm bao gồm:

  1. Sử dụng nguyên liệu không thuộc loại dùng cho thực phẩm
  2. Sử dụng nguyên liệu thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng
  3. Sử dụng phụ gia thực phẩm ngoài danh mục được phép sử dụng
  4. Tất cả hành vi trên

Câu 40: Hành vi nào bị cấm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm

  1. Thực phẩm có chứa chất độc hại vượt quá giới hạn cho phép
  2. Thực phẩm có bao gói, đồ chứa đựng không bảo đảm an toàn
  3. Thịt chưa qua kiểm tra thú y
  4. Tất cả các hành vi trên
  5. Đáp án
Câu số Đáp án Câu số Đáp án
1 a 21 c
2 b 22 a
3 a 23 a
4 b 24 a
5 b 25 d
6 d 26 d
7 c 27 b
8 d 28 c
9 c 29 a
10 c 30 d
11 c 31 d
12 a 32 c
13 d 33 d
14 a 34 c
15 d 35 c
16 d 36 d
17 c 37 b
18 c 38 c
19 d 39 d
20 c 40 d
  1. Phần thi kiến thức chuyên ngành thủy sản
  2. Bộ câu hỏi kiến thức chuyên ngành thủy sản

Câu 1: Địa điểm của cơ sở, vùng nuôi thủy sản phải:

  1. Nằm gần khu dân cư
  2. Nằm trong vùng quy hoạch
  3. Nằm gần đường giao thông
  4. Nằm gần chợ

Câu 2: Mùa vụ thả giống thủy sản phải:

  1. Tuân thủ lịch mùa vụ hàng năm của từng địa phương
  2. Tuân thủ lịch mùa vụ hàng quý của từng địa phương
  3. Theo hướng dẫn của cơ sở cung cấp giống
  4. Theo yêu cầu của đoàn kiểm tra

Câu 3: Nguồn nước cấp cho cơ sở nuôi thủy sản phải:

  1. Bảo đảm hoàn toàn không có vi sinh vật gây bệnh
  2. Bảo đảm hoàn toàn sạch
  3. Bảo đảm chất lượng theo quy định
  4. Bảo đảm trong, không có phù sa.

Câu 4: Bờ ao nuôi thủy sản phải:

  1. Chắc chắn, không rỏ rỉ
  2. Được xây bằng bê tông
  3. Được xây bằng gạch
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 5: Đáy ao nuôi thủy sản phải đảm bảo đầy đủ các yêu cầu:

  1. Có nền phẳng
  2. Dốc nghiêng về phía cống thoát
  3. Có nền phẳng, dốc nghiêng về phía cống thoát
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 6: Cống cấp và thoát nước của ao nuôi thủy sản phải:

  1. Chung nhau
  2. Riêng biệt
  3. Có cùng kích thước
  4. Có cùng hình dạng

Câu 7: Khu chứa bùn thải của cơ sở nuôi thủy sản:

  1. Cơ sở nuôi không cần phải có khu chứa bùn thải
  2. Cơ sở nuôi phải có khu bùn thải đảm bảo xử lý hết lượng bùn thải sau mỗi đợt nuôi
  3. Cơ sở nuôi phải có khu bùn thải nếu chủ cơ sở thấy cần thiết
  4. Cơ sở nuôi phải có khu bùn thải nếu đoàn kiểm tra yêu cầu

Câu 8: Hệ thống cấp thoát nước của ao nuôi thủy sản phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu:

  1. Đủ cấp
  2. Đủ thoát
  3. Đủ cấp và thoát nước khi cần thiết
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 9: Kho chứa thức ăn thủy sản phải đảm bảo các yêu cầu:

  1. Tách biệt với hệ thống ao nuôi
  2. Chắc chắn, khô ráo, thông thoáng
  3. Có kệ để nguyên vật liệu cách sàn tối thiểu 15cm
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 10: Thời gian cải tạo ao nuôi thủy sản để bảo đảm thời gian gián đoạn giữa mỗi đợt nuôi là:

  1. Tối thiểu 10 ngày
  2. Tối thiểu 20 ngày
  3. Tối thiểu 1 tháng
  4. Tối thiểu 2 tháng

Câu 11: Nước cấp vào ao nuôi thủy sản phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu:

  1. Được xử lý, lọc sạch loại bỏ địch hại
  2. Được xử lý mầm bệnh
  3. Được xử lý, lọc sạch loại bỏ địch hại và xử lý mầm bệnh
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 12: Con giống thủy sản phải:

  1. Có giấy chứng nhận chất lượng giống của cơ quan quản lý chuyên ngành
  2. Có giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan quản lý chuyên ngành
  3. Được cung cấp bởi cơ sở thân quen
  4. Đáp ứng tất cả các yêu cầu tại mục a, b, c ở trên

Câu 13: Thức ăn công nghiệp cho thủy sản nuôi phải:

  1. Nằm trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam
  2. Kèm theo giấy cam kết của cơ sở cung cấp
  3. Được cung cấp bởi cơ sở thân quen
  4. Tất các các đáp án trên đều đúng

Câu 14: Thuốc, chế phẩm sinh học, sản phẩm xử lý và cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản phải:

  1. Kèm theo giấy cam kết của cơ sở cung cấp
  2. Nằm trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam.
  3. Được cung cấp bởi cơ sở thân quen
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 15: Đối với môi trường nước và bùn đáy ao nuôi, chủ cơ sở nuôi thủy sản phải:

  1. Kiểm tra định kỳ
  2. Chỉ kiểm tra khi đoàn kiểm tra yêu cầu
  3. Chỉ kiểm tra nếu thấy cần thiết
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 16: Nước thải từ ao nuôi thủy sản:

  1. Được thải trực tiếp ra ngoài môi trường
  2. Được lọc bằng lưới trước khi thải ra môi trường
  3. Được để lắng trong ao chứa trước khi thải ra môi trường
  4. Phải được xử lý bảo đảm đạt tiêu chuẩn chất lượng trước khi thải ra môi trường

Câu 17: Chất thải rắn và bùn đáy ao nuôi thủy sản:

  1. Được thải trực tiếp ra ngoài môi trường xung quanh
  2. Phải được xử lý trước khi xả thải ra môi trường xung quanh
  3. Được thải trực tiếp ra ngoài môi trường xung quanh nếu chính quyền địa phương cho phép
  4. Các đáp án trên đều đúng

Câu 18: Đối với việc sử dụng thuốc kháng sinh, hóa chất, cơ sở nuôi thủy sản:

  1. Phải ngừng sử dụng trước khi thu hoạch theo kinh nghiệm của người nuôi
  2. Không cần ngừng sử dụng trước khi thu hoạch
  3. Phải ngừng sử dụng trước khi thu hoạch theo hướng dẫn của đại lý bán thuốc, hóa chất
  4. Ngừng sử dụng trước khi thu hoạch theo hướng dẫn của nhà sản xuất

Câu 19: Yêu cầu về hồ sơ tại cơ sở nuôi:

  1. Cơ sở nuôi phải lưu giữ hồ sơ về hoạt động nuôi nếu chủ cơ sở thấy cần thiết
  2. Cơ sở nuôi phải lưu giữ hồ sơ về hoạt động nuôi nếu đoàn kiểm tra yêu cầu
  3. Cơ sở không phải ghi nhật ký và lưu giữ hồ sơ về hoạt động nuôi
  4. Cơ sở nuôi phải ghi nhật ký và lưu giữ hồ sơ về hoạt động nuôi.

Câu 20: Nội dung ghi nhật ký nuôi phải bao gồm các thông tin gì sau đây:

  1. Thông tin về thuốc, chế phẩm sinh học đã sử dụng, lượng sử dụng, lý do sử dụng, phương pháp sử dụng, ngày sử dụng
  2. Thời gian nuôi, năng suất, sản lượng,
  3. Phương thức thu hoạch và giao sản phẩm
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng
  5. Đáp án
Câu số Đáp án Câu số Đáp án
1 b 11 c
2 a 12 b
3 c 13 a
4 a 14 b
5 c 15 a
6 b 16 d
7 b 17 b
8 c 18 d
9 d 19 d
10 c 20 d

 

Trên đây là câu trả lời để giải đáp thắc mắc của bạn về Giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm thủy hải sản và bộ câu hỏi thi tập huấn an toàn thực phẩm thủy hải sản. Mọi thắc mắc liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất. Hotline 19006296.

Xem thêm: Dịch vụ cấp chứng nhận ISO 22000, HACCP cho cơ sở kinh doanh thủy hải sản