Quy định của pháp luật về Phòng kiểm nghiệm thực phẩm

Kiểm nghiệm sản phẩm là một việc làm cần thiết để đảm bảo sản phẩm đó có chất lượng, có đủ tiêu chuẩn theo quy định hoặc có đáng tin cậy hay không? Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp còn lúng túng về điều này. Nhiều câu hỏi như kiểm nghiệm sản phẩm là như thế nào? Kiểm nghiệm thực phẩm ở đâu? Phòng kiểm nghiệm thực phẩm nào là địa chỉ uy tín, là đúng quy định và phù hợp với luật định? Bravolaw xin được chia sẻ với quý khách  hàng các thông tin về quy định của pháp luật về Phòng kiểm nghiệm thực phẩm.

Quy định của pháp luật về Phòng kiểm nghiệm thực phẩm
Quy định của pháp luật về Phòng kiểm nghiệm thực phẩm

Bài viết mới:

Kiểm nghiệm thực phẩm là gì?

Kiểm nghiệm thực phẩm là công việc do các đơn vị kiểm nghiệm thực hiện các phương pháp: phân tích, thử nghiệm, đánh giá mức độ phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn. Sự phù hợp đó phải ứng với các loại thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biển, chất bổ sung vào thực phẩm, dụng cụ bao bì chứa đựng thực phẩm. Từ đó có thể biết được sản phẩm thực phẩm đó có đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng và môi trường hay không?

Điều kiện để phòng kiểm nghiệm thực phẩm (VILAS) được công nhận

Một phòng kiểm nghiệm thực phẩm (VILAS) được coi là phù hợp và có được chức năng kiểm nghiệm thực phẩm khi phòng kiểm nghiệm đáp ứng được các tiêu chí về: ISO/IEC 17025;2005. Tất nhiên đơn vị đó vẫn phải tuân theo quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm. Cụ thể như sau:

 Về cơ sở vật chất kỹ thuật: Phòng thí nghiệm phải trang bị được đầy đủ các máy móc, công cụ để có thể thực hiện các phương pháp thử của thực phẩm.

– Lãnh đạo của phòng kiểm nghiệm cùng với nhân viên phải:

  • Được đào tạo chuyên sâu;
  • Hiểu rõ về ISO/IEC 17025:2005;
  • Thực hiện được các thao tác của phương pháp thử.
Phòng kiểm nghiệm thực phẩm (VILAS) phù hợp và có được chức năng kiểm nghiệm thực phẩm khi phòng kiểm nghiệm cần đáp ứng được các tiêu chí ISO/IEC 17025:2005.

Một phòng VILAS đủ tiêu chuẩn sẽ có quyết định công nhận kèm theo. Tại quyết định đó sẽ ghi rõ những phương pháp thử, kiểm nghiệm mà phòng kiểm nghiệm đó có chức năng.

Thực tế không phải phòng kiểm nghiệm nào cũng có trang thiết bị và điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo để có thể thử được hết các chỉ tiêu mà doanh nghiệp yêu cầu. Do đó, trước khi thực hiện đăng ký kiểm nghiệm thực phẩm doanh nghiệp cần phải kiểm tra các chỉ tiêu kiểm nghiệm cần đáp ứng để lựa chọn đơn vị kiểm nghiệm phù hợp và đúng tiêu chuẩn với quy định của pháp luật.

Quyền hạn, chức năng của phòng kiểm nghiệm thực phẩm

  • Phòng kiểm nghiệm cần đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về tiêu chuẩn nhân sự cũng như trang thiết bị theo chuẩn Việt Nam cũng như quốc tế.
  • Thực hiện xây dựng hệ thống và vận hành hệ thống theo tiêu chí ISO/IEC 17025;2005.
  • Thực hiện đăng ký hoạt động đánh giá mức độ phù hợp; hoặc chứng nhận hợp quy các tiêu chuẩn, quy chuẩn của Việt Nam về an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Thực hiện việc thu phí kiểm nghiệm đồng thời phải chịu trách nhiệm về tính pháp lý cũng như tính chính xác cho các kết quả mà phòng kiểm định đưa ra.

Hình thức hoạt động của phòng kiểm nghiệm thực phẩm

Theo quy định pháp luật hiện nay phòng kiểm nghiệm thực phẩm có hai hình thức hoạt động (ứng với 2 tư cách hoạt động) gồm:

Phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận

Phòng kiểm nghiệm được công nhận là phòng kiểm nghiệm độc lập cần đáp ứng các tiêu chí về điều kiện và tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005. Hình thức này tồn tại và hoạt động khá phổ biến hiện nay nhất là đối với lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Nhờ hình thức “được công nhận” mà doanh nghiệp không phải hạn chế quyền lựa chọn của mình khi có sản phẩm thực phẩm cần kiểm định. Đồng thời có thể hoàn toàn tin tưởng vào kết quả do các phòng kiểm định áp dụng công nghệ, các phép thử do các trung tâm đưa ra là hoàn toàn chính xác và bảo đảm tính pháp lý.

Ví dụ điển hình: Công ty CP Dịch vụ khoa học công nghệ Sắc ký Hải Đăng có địa chỉ tại số 2 Nguyễn Văn Thủ, phường Đa Kao, quận 1, Tp. HCM; Công ty CP Dịch vụ khoa học Chấn Nam địa chỉ tại 80-82-84 Thăng Long, Phường 4, Quận Tân Bình, Tp. HCM; Công ty TNHH dịch vụ khoa học công nghệ Khuê Nam có địa chỉ tại 2/17 Phạm Văn Bạch, phường 15, quận  Tân Bình, Tp. HCM,…

Phòng kiểm nghiệm được chỉ định bởi Bộ Y Tế

Phòng kiểm nghiệm thực phẩm được chỉ định bởi Bộ Y Tế là hình thức Bộ Y Tế thực hiện chỉ định một số phòng kiểm nghiệm để tiến hành một số công việc thử nghiệm sản phẩm. Mục đích chính nhằm phục vụ các hoạt động quản lý nhà nước chuyên ngành.

Các cơ sở uy tín do Bộ y tế chỉ định như: Viện Kiểm nghiệm ATVSTP Quốc Gia địa chỉ số 65 Phạm Thận Duật, Q. Cầu Giấy, Hà Nội, Viện Dinh dưỡng có địa chỉ hoạt số 48B Tăng Bạt Hổ, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội. Viện Pasteur Nha Trang địa chỉ tại 8-10 Trần Phú, Tp Nha Trang, Khánh Hòa.

Chú ý

  • Với các trung tâm kiểm định hoạt động quyết định công nhận, doanh nghiệp cần phải kiểm tra, đánh giá xem đơn vị đó còn đủ thẩm quyền thực hiện việc kiểm định hay không.
  • Phòng kiểm định độc lập được công nhận được công nhận bởi Văn phòng Công nhận BoA.
  • Doanh nghiệp có thể truy cập vào website “http://www.boa.gov.vn” và nhấp chuột vào mục “Tổ chức được công nhận” để có thể dễ dàng tra cứu. 
  • Với các trung tâm kiểm nghiệm do Bộ y tế: Chỉ định doanh nghiệp vào website của Cục an toàn thực phẩm theo địa chỉ “http://vfa.gov.vn” và nhấp chuột vào mục Văn Bản để có thể tra cứu.
Trên đây là bài viết về các quy định của pháp luật về phòng kiểm nghiệm thực phẩm. Qua đó doanh nghiệp có thể yên tâm lựa chọn các cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm uy tín ở Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh… để có thể đánh giá tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm chính xác đầy đủ.

Mọi vướng mắc khó khăn cho việc kiểm nghiệm thực phẩm cũng như thực hiện công bố sản phẩm, công bố thực phẩm quý doanh nghiệp có thể liên hệ ngay với Luật Việt Tín để được hỗ trợ đầy đủ các hồ sơ thủ tục pháp lý chính xác và uy tín!