Sự khác nhau giữa Giấy phép bán lẻ rượu và Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ

Giấy phép bán lẻ rượu và giấy phép bán rượu tiêu dung-tai-cho-khac-nhau-nhu-the-nao

Hiện nay việc kinh doanh rượu đang trở nên phổ biến và đa dạng, nhưng ít đơn vị kinh doanh nào tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật khi kinh doanh rượu. Việc bán lẻ rượu và bán rượu tiêu dùng tại chỗ được nhiều người nhầm lẫn là một. Theo quy định của Nghị định 105/2017/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh rượu thì hoạt động kinh doanh rượu, bao gồm: Hoạt động sản xuất, nhập khẩu, phân phối, bán buôn, bán lẻ rượu; hoạt động bán rượu tiêu dùng tại chỗ.
Trong đó hoạt động bán rượu tiêu dùng tại chỗ được hiểu là hoạt động bán rượu trực tiếp cho người mua để tiêu dùng tại điểm bán hàng, khác với việc bán lẻ rượu là người mua có thể mang đi nơi khác tiêu dùng. Hoạt động bán lẻ rượu và bán rượu tiêu dùng tại chỗ là khác nhau, Doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh cần phải hiểu rõ mình đang kinh doanh rượu theo hình thức nào để thực hiện xin Giấy phép cho đúng.
Điều kiện, hồ sơ và thủ tục xin giấy phép bán lẻ rượu và giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ là khác nhau, cụ thể:

1. Điều kiện, hồ sơ, thủ tục để bán lẻ rượu

1.1 Điều kiện bán lẻ rượu

– Phải là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.
– Có địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng.
– Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu.
– Rượu dự kiến kinh doanh phải bảo đảm điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định.
– Bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định.

Giấy phép bán lẻ rượu và giấy phép bán rượu tiêu dung-tai-cho-khac-nhau-nhu-the-nao
Giấy phép bán lẻ rượu và giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ khác nhau như thế nào?

1.2 Hồ sơ xin Giấy phép bán lẻ rượu

– Đơn đề nghị cấp Giấy phép bán lẻ rượu theo mẫu quy định
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh (bản sao).
– Hợp đồng thuê/mượn hoặc tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp cơ sở dự kiến làm địa điểm bán lẻ (bản sao).
– Văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu (bản sao).
– Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật) của các sản phẩm rượu dự kiến kinh doanh (bản sao).
– Bản cam kết do thương nhân tự lập, trong đó nêu rõ nội dung thương nhân bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật tại các địa điểm bán lẻ rượu.

2. Điều kiện, hồ sơ để bán rượu tiêu dùng tại chỗ

2.1 Điều kiện bán rượu tiêu dùng tại chỗ

– Phải là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.
– Có địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng.
– Rượu tiêu dùng tại chỗ phải được cung cấp bởi thương nhân có Giấy phép sản xuất, phân phối, bán buôn hoặc bán lẻ rượu.
– Bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định.
– Trường hợp thương nhân tự sản xuất rượu để bán tiêu dùng tại chỗ thì phải có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp hoặc Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh theo quy định

2.2 Hồ sơ xin Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ

– Đơn đề nghị cấp Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ.
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh (Bản sao).
– Hợp đồng thuê/mượn hoặc tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp cơ sở dự kiến làm địa điểm bán rượu tiêu dùng tại chỗ (bản sao).
– Hợp đồng mua bán rượu với các thương nhân có Giấy phép sản xuất, phân phối, bán buôn hoặc bán lẻ rượu (bản sao).
– Bản cam kết do thương nhân tự lập, trong đó nêu rõ nội dung thương nhân bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật tại các địa điểm bán rượu tiêu dùng tại chỗ.

Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép bán lẻ rượu và bán rượu tiêu dùng tại chỗ

Theo quy định của Nghị định 105/2017/NĐ-CP thì thẩm quyền cấp Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ và bán lẻ rượu thuộc thẩm quyền của Phòng kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi bán rượu tiêu dùng tại chỗ.

Thời gian được cấp Giấy phép bán lẻ rượu và bán rượu tiêu dùng tại chỗ

Thời gian cấp Giấy phép bán lẻ rượu và bán rượu tiêu dùng tại chỗ là 10 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Thời hạn của Giấy phép

Sau khi đáp ứng đủ các điều kiện và được cấp Giấy phép thì Giấy phép bán lẻ rượu và Giấy phép bán rượu tiêu dùng có hiệu lực 5 năm kể từ ngày cấp. Sau 5 năm Doanh nghiệp muốn tiếp tục bán lẻ rượu hoặc bán rượu tiêu dùng tại chỗ phải làm hồ sơ để tiếp tục xin Giấy phép mới.
Dịch vụ xin Giấy phép bán lẻ rượu và Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ
Bravolaw sẽ hướng dẫn bạn để đáp ứng đủ các điều kiện để xin Giấy phép bán lẻ rượu và Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ, soạn hồ sơ xin Giấy phép và làm việc với cơ quan có thẩm quyền để bạn có thể bán lẻ rượu và bán rượu tiêu dùng tại chỗ một cách hợp pháp.
Để được tư vấn kỹ hơn về các vấn đề pháp lý liên quan, thủ tục xin Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ  và giấy bán lẻ rượu hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 19006296