Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề nóng của xã hội hiện nay. Tác động từ “thực phẩm bẩn” trên thị trường ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình kinh doanh của bạn. Vì khách hàng của bạn có tâm lý ngờ vực với thực phẩm, quy trình sản xuất. Từ đó lo ngại sức khỏe của mình và người thân bị ảnh hưởng từ thực phẩm của bạn. Làm thế nào để xây dựng niềm tin cho khách hàng? Để khách hàng đến với bạn nhiều hơn, an tâm khi sử dụng thực phẩm của bạn?

Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Bài viết mới:

Cơ sở sản xuất kinh doanh nào cần phải xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP: Việc cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được thực hiện đối với từng cơ sở sản xuất, kinh doanh; từng nhà máy sản xuất độc lập tại một địa điểm, trừ 10 trường hợp sau:

a) Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;

b) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;

c) Sơ chế nhỏ lẻ;

d) Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;

đ) Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;

e) Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;

g) Nhà hàng trong khách sạn;

h) Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;

i) Kinh doanh thức ăn đường phố;

k) Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

Cơ quan thẩm quyền cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm 

Bên cạnh thủ tục xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, cơ quan có thẩm quyền nào sẽ quản lý vấn đề an toàn thực phẩm của bạn? Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 trao thẩm quyền quản lý cho ba nghành: Y tế, Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Ngành Y tế chịu trách nhiệm

– Quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, thực phẩm chức năng và các thực phẩm khác theo quy định của Chính phủ.
– Quản lý an toàn thực phẩm đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

Nghành Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn chịu trách nhiệm

– Quản lý an toàn thực phẩm đối với sản xuất ban đầu nông, lâm, thủy sản, muối.
– Quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, thu gom, giết mổ, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với ngũ cốc, thịt và các sản phẩm từ thịt, thủy sản và sản phẩm thủy sản, rau, củ, quả và sản phẩm rau, củ, quả, trứng và các sản phẩm từ trứng, sữa tươi nguyên liệu, mật ong và các sản phẩm từ mật ong, thực phẩm biến đổi gen, muối và các nông sản thực phẩm khác theo quy định của Chính phủ.
– Quản lý an toàn thực phẩm đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

Nghành Công thương chịu trách nhiệm

– Quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với các loại rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột và tinh bột và các thực phẩm khác theo quy định của Chính phủ.
– Quản lý an toàn thực phẩm đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

Trên đây là một số lưu ý về giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất, kinh doanh. Nếu bạn muốn tư vấn kĩ hơn hoặc tìm đơn vị tư vấn Dịch vụ xin giấy chứng nhận vệ sinh ATTP cho cơ sở trọn gói. Hãy liên hệ với Bravolaw qua tổng đài 1900.6296 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc nhé!.