Xử lý vi phạm kiểu dáng công nghiệp

Xử lý vi phạm kiểu dáng công nghiệp

Kiếu dáng công nghiệp khi nào bị đánh giá là vi phạm quyền sở hữu trí tuệ ?  Hiện nay  không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới tình trạng vi phạm kiểu dáng công nghiệp (KDCN) ngày càng phổ biến. Vậy làm cách làm để tiến hành xử lý vi phạm, Bravolaw hướng dẫn quý khách hàng quy trình thủ tục như sau:

Xử lý vi phạm kiểu dáng công nghiệp
Xử lý vi phạm kiểu dáng công nghiệp

Bài viết mới:

Để tiến hành xử lý vi phạm doanh nghiệp cần xác lập căn cứ vi phạm thông qua việc cung cấp cho Luật Bravolaw các tài liệu cụ thể:

  • Giấy ủy quyền (theo mẫu do Công ty Luật Bravolaw cung cấp;
  • Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký kiểu dáng công nghiệphoặc giấy tờ chứng minh quyền sở hữu kiểu dáng công nghiệp hoặc quyền sử dụng hợp pháp kiểu dáng công nghiệp.
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp hoặc chứng minh thư công chứng đối với chủ văn bằng kiểu dáng công nghiệp là cá nhân;
  • Mẫu kiểu dáng công nghiệp của doanh nghiệp/ cá nhân được bảo hộ;
  • Mẫu kiểu dáng công nghiệp của bên vi phạm hoặc tài liệu chứng minh dấu hiệu vi phạm kiểu dáng công nghiệp của bên vi phạm;
  • Thông tin bên vi phạm: Tên doanh nghiệp, địa chỉ, thông tin liên hệ (nếu có).
  • Thực hiện giám định kiểu dáng công nghiệp để có chứng cứ chứng minh việc vi phạm của bên vi phạm so với kiểu dáng công nghiệp đã được bảo hộ;

Bước 1: Giám định kiểu dáng công nghiệp:

Sau khi nhận ủy quyền của doanh nghiệp, cá nhân, Bravolaw tiến hành thực hiện thủ tục Giám định kiểu dáng công nghiệp tại Viện khoa học sở hữu trí tuệ.

  • Tra cứu, xác định chính xác đối tượng giám định;
  • Tra cứu, xác định chính xác nội dung yêu cầu giám định;
  • Thời gian giám định kiểu dáng công nghiệp thông thường là 26 ngày làm việc, hoặc giám định nhanh nhất là 05 ngày làm việc.

Bước 2: Tư vấn cảnh báo vi phạm đối với bên vi phạm:

Sau khi có kết quả Giám định kiểu dáng công nghiệp, Bravolaw tiến hành thực hiện cảnh báo thông qua tư cách đại diện sở hữu trí tuệ yêu cầu bên vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm kiểu dáng công nghiệp:

  • Tra cứu, xác định chính xác thông tin đơn vị vi phạm;
  • Tư vấn, soạn thảo các văn bản yêu cầu đơn vị vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm kiểu dáng công nghiệp.
  • Đại diện cho doanh nghiệp/ cá nhân liên hệ làm việc với bên vi phạm yêu cầu chấm dứt vi phạm.

Bước 3: Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm của đơn vị vi phạm bằng biện pháp hành chính:

  • Đại diện thực hiện thủ tục xử lý theo vi phạm hành chính: liên hệ và tiến hành nộp đơn yêu cầu xử lý vi phạm lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Cơ quan quản lý thị trường, Cơ quan Công an Kinh tế, thanh tra Khoa học công nghệ; Bộ thông tin truyền thông, …

Dịch vụ tư vấn xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ/ xử lý vi phạm kiểu dáng công nghiệp của Luật Bravolaw

  • Thủ tục xử lý vi phạm đối với hành vi xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp
  • Yêu cầu người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm đối với kiểu dáng công nghiệp;
  • Giám định kiểu dáng công nghiệp;
  • Yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thẩm định và kết luận về các hành vi vi phạm quyền của các đối tượng sở hữu trí tuệ;
  • Yêu cầu các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm kiểu dáng công nghiệp;
  • Tham gia tố tụng với tư cách luật sư bảo vệ quyền và lợi ích của khách hàng liên quan đến sở hữu trí tuệ tại Toà án có thẩm quyền.

Bài viết sau đây của Bravolaw, mong rằng sẽ hỗ trợ được cho bạn trong xử lý vi phạm kiểu dáng công nghiệp, nếu còn thắc mắc cần được giải đáp thì vui lòng liên hệ với Bravolaw qua Hotline: 1900.6296 để được chuyên viên giải đáp nhé.