Dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu - nhãn hiệu độc quyền
Việc tiến hành đăng ký sở hữu trí tuệ, đăng ký thương hiệu độc quyền, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, là một thủ tục hành chính có ý nghĩa to lớn đối với các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức. Vậy hồ sơ, thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ theo quy định mới nhất hiện nay như thế nào? Hôm nay, hãy cùng Luật Bravolaw khám phá chi tiết qua bài viết dưới đây!
Cơ sở pháp lý
- Luật Sở Hữu Trí Tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2022.
- Thông tư 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/01/2007 hướng dẫn NĐ 103/2006/NĐ-CP
Sở hữu trí tuệ là gì?
Theo Văn bản hợp nhất Luật sở hữu trí tuệ thì quyền sở hữu trí tuệ được pháp luật định nghĩa là quyền của tổ chức, của cá nhân đối với tài sản trí tuệ. Trong đó bao gồm quyền tác giả và các quyền liên quan đến tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Việc đăng ký sở hữu trí tuệ chính là việc đăng ký bản quyền của mình cho các quyền sở hữu trí tuệ kể trên. Mặc dù việc đăng ký sở hữu trí tuệ không phải là bắt buộc nhưng nhờ có đăng ký sở hữu trí tuệ, các doanh nghiệp, nhà kinh doanh, doanh nhân sẽ đem lại được rất nhiều lợi ích kinh tế trong giới kinh doanh.
Lợi ích khi đăng ký sở hữu trí tuệ
- Thứ nhất: Việc đăng ký sở hữu trí tuệ cho sản phẩm của mình là một hành động gián tiếp đưa sản phẩm do mình cung cấp, sản xuất vào vòng bảo vệ của pháp luật. Đây là cách duy nhất để xác lập quyền sở hữu, là biện pháp hữu hiệu giúp chúng ta có thể bảo vệ các sản phẩm, dịch vụ, bảo vệ ý tưởng của mình khỏi những tên trộm trí tuệ. Việc đăng ký sở hữu trí tuệ sẽ giúp cho các doanh nghiệp đối thủ không thể lợi dụng, giả mạo sản phẩm của mình để trục lợi kinh doanh. Và các doanh nghiệp, nhà kinh doanh, doanh nhân lúc này hoàn toàn có thể khởi kiện bất kỳ ai cố ý sử dụng sản phẩm kinh doanh của mình hoặc sử dụng những sản phẩm, dịch vụ tương tự gây nhầm lẫn với sản phẩm đã được pháp luật bảo hộ quyền.
- Thứ hai: Có thể kể đến là việc đăng ký sở hữu giúp thúc đẩy mạnh sự phát triển kinh tế cho các doanh nghiệp. Bởi quyền sở hữu đã vô tình cho các doanh nghiệp, doanh nhân một sự uy tín, chất lượng nhất định, tạo nên một thương hiệu, một bản quyền riêng nên khi đem bán, lưu hành những loại sản phẩm, dịch vụ đó trên thị trường sẽ dễ chiếm được lòng tin của người tiêu dùng hơn. Và lâu dần cũng tạo được nên những thương hiệu lớn cho riêng mình.Từ đó đẩy mạnh kinh doanh cho các doanh nghiệp, doanh nhân, nhà kinh doanh.
- Và cuối cùng là việc đăng ký sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm, dịch vụ đã ngầm tạo nên một sự cạnh tranh, một vị thế nhất định cho loại sản phẩm đó trên thị trường cùng mặt hàng. Một sản phẩm được pháp luật bảo hộ quyền hoàn toàn chiếm ưu thế hơn những sản phẩm buôn bán tràn lan không rõ nguồn gốc khác. Những sản phẩm, dịch vụ được đăng ký sở hữu trí tuệ cũng sẽ có mức giá nhỉnh hơn các loại sản phẩm cùng “trang lứa”. Do vậy lại một lần nữa hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thu về rất nhiều lợi lộc cho việc đăng ký này.
Các loại hình đăng ký sở hữu trí tuệ theo quy định
Như đã nêu ở trên thì quyền sở hữu trí tuệ sẽ bao gồm ba loại quyền chính: quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Và với mỗi loại quyền sẽ có những đối tượng đăng ký sở hữu khác nhau có thể kể đến là:
- Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học
- Quyền liên quan đến quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với các đối tượng: cuộc biểu diễn, bản ghi âm. ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa
- Quyền sử hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với các đối tượng gồm: sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh
- Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu
Hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ
Hồ sơ Đăng ký bản quyền
Đối với các sản phẩm là phần mềm, tác phẩm văn học, bài hát … tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có thể tiến hành soạn thảo hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ về bản quyền tác giả. Hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả bao gồm:
- Tờ khai đăng ký bản quyền;
- Bản sao tác phẩm;
- Giấy ủy quyền (khi thực hiện thủ tục đăng ký bản quyền tác phẩm);
- Bản sao có công chứng chứng minh nhân dân/ căn cước công dân của các tác giả;
- Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nếu chủ sở hữu là tổ chức);
- Văn bản thỏa thuận của đồng tác giả
- Hồ sơ đăng ký bản quyền được nộp tại Cục Bản quyền tác giả tại TP. Hà Nội
Hồ sơ Đăng ký sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu
Đăng ký nhãn hiệu là hình thức đăng ký để xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu hàng hóa/ dịch vụ của doanh nghiệp nhằm tạo ra sự khác biệt, tạo tiền đề cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu bao gồm:
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu;
- Mẫu nhãn hiệu;
- Các giấy tờ liên quan: chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân/ đăng ký kinh doanh của chủ sở hữu;
- Chứng từ chứng minh đã nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu;
- Giấy ủy quyền (nếu có).
Hồ sơ Đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Là kiểu dáng sản phẩm thể hiện qua đường nét, kiểu dáng, khối hình, màu sắc kết hợp với nhau tạo thành sản phẩm. Đa phần kiểu dáng công nghiệp là một khuôn mẫu sẵn để chế tạo sản phẩm trong công nghiệp hoặc thủ công. Để tránh sự trùng lặp hoặc có kiểu dáng tương tự thì cần đăng ký bảo hộ của pháp luật. Hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ về kiểu dáng công nghiệp bao gồm:
- Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp theo mẫu;
- Bộ ảnh chụp/ Bản vẽ;
- Bản mô tả;
- Các giấy tờ có liên quan như căn cước công dân, chứng minh thư nhân dân còn giá trị sử dụng/ giấy đăng ký kinh doanh;
- Hóa đơn, chứng từ chứng minh đã nộp phí, lệ phí đăng ký kiểu dáng công nghiệp;
- Giấy ủy quyền (nếu có)
Với 02 thủ tục đăng ký nhãn hiệu và đăng ký kiểu dáng công nghiệp, hồ sơ được nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ.
Thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ
Về quy trình chung nhất thì sẽ gồm ba bước đó là phân loại đối tượng đăng ký sở hữu trí tuệ để từ đó xác định được cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và phê duyệt hồ sơ đăng ký. Cũng từ đó mà chuẩn bị được các thành phần tài liệu có trong hồ sơ sao cho hợp pháp. Và thủ tục cụ thể như sau:
Thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ cho các đối tượng sở hữu công nghiệp
Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký:
Với bất kỳ thủ tục hành chính nào thì bước quan trọng không thể thiếu đầu tiên cũng chính là chuẩn bị một bộ hồ sơ đăng ký hợp lệ để nộp lên cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Theo đó đối với hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ cho kiểu dáng công nghiệp sẽ bao gồm các thành phần sau đây:
- 02 Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp dưới hình thức đánh máy theo Mẫu số 03-KDCN tại Phụ lục A của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN
- 01 Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp (Bản miêu tả kiểu dáng phải đáp ứng quy định tại điểm 33.5 Thông tư 01 nêu trên và gồm các nội dung cơ bản sau: tên kiểu dáng công nghiệp; lĩnh vực sử dụng kiểu dáng công nghiệp; kiểu dáng công nghiệp tương tự gần nhất; liệt kê ảnh chụp hoặc bản vec; phần mô tả chi tiết kiểu dáng công nghiệp; yêu cầu bảo hộ kiểu dáng công nghiệp)
- 04 Bộ ảnh chụp hoặc bản vẽ kiểu dáng công nghiệp
- Chứng từ nộp phí, lệ phí
- Các tài liệu khác nếu có như giấy ủy quyền, giấy chuyển nhượng quyền nộp đơn, tài liệu xác nhận quyền đăng ký (trong trường hợp thụ hưởng từ người khác), tài liệu chứng minh quyền ưu tiên
Bước 2: Nộp hồ sơ:
Sau khi đã hoàn tất các thành phần cần có trong hồ sơ nêu trên thì quý khách sẽ tiến hành nộp đơn theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của cục sở hữu trí tuệ. Trong trường hợp nộp qua đường bưu điện đến trụ sở chính của cục sở hữu trí tuệ thì người nộp đơn cần chuyển tiền qua dịch vụ của bưu điện. Sau đó photo Giấy biên nhận chuyển tiền gửi kèm theo hồ sơ đến cục sở hữu trí tuệ để chứng minh khoản tiền đã nộp
Bước 3: Theo dõi và nhận kết quả:
Kể từ ngày Cục sở hữu trí tuệ tiếp nhận hồ sơ, quá trình phê duyệt hồ sơ sẽ diễn ra như sau:
- Thẩm định hình thức đơn trong vòng 01 tháng
- Công bố đơn trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ
- Thẩm định nội dung sẽ không quá 07 tháng kể từ ngày công bố đơn
Sau khi hoàn tất quy trình trên thì văn bằng bảo hộ chính là kết quả mà quý khách sẽ nhận được từ Cục sở hữu trí tuệ.
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
- 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu đánh máy theo mẫu số 04-NH tại Thông tư 01 nêu trên
- 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo
- Chứng từ nộp phí và lệ phí
Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận thì ngoài các tài liệu trên, đơn đăng ký cần có tài liệu bắt buộc như quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, bản thuyết minh về sản phẩm mang nhãn hiệu,…
Một số giấy tờ khác trong trường hợp đặc biệt như giấy ủy quyền, tài liệu chứng minh quyền ưu tiên…
Bước 2: Nộp hồ sơ:
Quý khách cũng sẽ nộp 01 bộ hồ sơ đến Cục sở hữu trí tuệ theo các hình thức giống như việc nộp hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp nêu trên.
Bước 3: Theo dõi tiến trình giải quyết và nhận kết quả:
Đơn đăng ký nhãn hiệu cũng sẽ được trải qua hai giai đoạn thẩm định là thẩm định hình thức và thẩm định nội dung
- Thẩm định hình thức sẽ kéo dài trong 01 tháng kể từ ngày nộp đơn
- Thẩm định nội dung sẽ hoàn tất trong vòng không quá 09 tháng kể từ ngày đơn được đăng trên Công báo sở hữu công nghiệp
Kết quả mà quý khách nhận được nếu hồ sơ hợp lệ là Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (văn bằng bảo hộ).
Thủ tục đăng ký chỉ dẫn địa lý
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký:
- 02 Tờ khai đăng ký Chỉ dẫn địa lý, đánh máy theo mẫu số 05 – CDĐL tại Phụ lục A của Thông tư 01 nêu trên
- Bản mô tả tính chất hoặc chất lượng đặc thù và/ hoặc danh tiếng của sản phẩm
- Bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý
- Chứng từ nộp phí, lệ phí
- Các tài liệu khác như giấy ủy quyền, tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt, tài liệu xác nhận quyền đăng ký, tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác, tài liệu chứng minh quyền ưu tiên
Bước 2: Nộp hồ sơ:
Hình thức nộp hồ sơ và cơ quan tiếp nhận, thẩm định hồ sơ cũng tương tự như việc nộp hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp nêu trên
Bước 3: Theo dõi tiến trình giải quyết và nhận kết quả:
Kể từ ngày Cục sở hữu trí tuệ nhận được đơn đăng ký, đơn sẽ được thẩm định xem xét dưới các trình tự sau:
- Thẩm định hình thức: 01 tháng
- Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ
- Thẩm định nội dung không quá 06 tháng kể từ ngày công bố đơn
Thủ tục đăng ký thiết kế bố trí
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký:
- 02 Tờ khai đăng ký thiết kế bố trí đánh máy theo Mẫu số 02 – TKBT tại Phụ lục A Thông tư số 01 nêu trên
- 04 bộ bản vẽ, ảnh chụp thiết kế bố trí
- Thông tin về chức năng, cấu tạo của mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí
- Mẫu mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí, nếu thiết kế bố trí đã được khai thác thương mại
- Chứng từ nộp phí, lệ phí
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký:
Sau khi hoàn tất bộ hồ sơ nêu trên, quý khách nộp 01 bộ hồ sơ về Cục sở hữu trí tuệ theo các hình thức tương tự như đối với nộp hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp nêu trên
Bước 3: Theo dõi tiến trình và nhận kết quả:
Kể từ ngày nhận được đơn đăng ký, Cục sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đơn theo trình tự sau:
- Thẩm định hình thức trong vòng 01 tháng
- Công bố đơn trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký thiết kế bố trí có quyết định chấp nhận hợp lệ.
Như vậy có thể tựu chung lại, với mỗi đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp sẽ có những thành phần tài liệu khác nhau trong bộ hồ sơ đăng ký. Nhưng xét về cơ quan có thẩm quyền giải quyết, thẩm định hồ sơ đều giống nhau, đều thuộc Cục sở hữu trí tuệ có thẩm quyền phê duyệt. Quý khách có thể nộp hồ sơ theo 3 hình thức khác nhau sao cho phù hợp với điều kiện của mình. Và có thể nộp đến một trong ba địa chỉ: Trụ sở chính của Cục sở hữu trí tuệ tại Hà Nội; Văn phòng đại diện Cục sở hữu trí tuệ tại Thành phố Hồ Chí Minh hoặc Văn phòng đại diện Cục sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng.
Thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ cho quyền tác giả và các quyền liên quan tác giả
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký:
- 01 Tờ khai đăng ký quyền tác giả theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 08/2016/QĐ-BVHTT: tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin.
- 02 Bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả
- 01 Bản chính giấy ủy quyền nếu người nộp đơn là người được ủy quyền
- 01 Bản chính tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do thừa kế, chuyển giao, kế thừa
- 01 Bản chính văn bản đồng ý của đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả
- 01 Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký
Quý khách sau khi hoàn tất hồ sơ sẽ tiến hành nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ đã chuẩn bị hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp thay mình tại trụ sở Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục bản quyền tác giả tại Thành phố Hồ Chí Minh hoặc Văn phòng đại diện của Cục bản quyền tác giả tại Thành phố Đà Nẵng.
Có thể nộp theo hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua bưu điện đến một trong ba địa chỉ trên
Bước 3: Theo dõi và nhận kết quả:
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn hợp lệ, Cục bản quyền tác giả sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả đến người nộp đơn. Trong trường hợp đơn không hợp lệ, bị từ chối cấp Giấy chứng nhận thì cơ quan sẽ có văn bản thông báo nêu rõ lý do cho người nộp đơn.
Thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ với giống cây trồng
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký:
- 01 Tờ khai đăng ký giống cây trồng theo mẫu quy định
- Ảnh chụp và tờ khai kỹ thuật theo mẫu
- Các giấy tờ chứng minh quyền ưu tiên ( nếu có ) và quyền đăng lý
- Giấy ủy quyền (nếu có)
- Chứng từ nộp phí và lệ phí
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký:
Sau khi đã chuẩn bị xong các tài liệu cần có trong bộ hồ sơ thì quý khách sẽ tiến hành nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký đến Cục Trồng trọt thuộc bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn theo hình thức trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến tùy theo điều kiện, hoàn cảnh của quý khách.
Bước 3: Theo dõi kết quả và nhận kết quả
Ngay sau khi nhận được đơn đăng ký thì Cục Trồng trọt sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ dưới hai tiến trình sau:
- Thẩm định hình thức đơn trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận đơn
- Thời hạn công bố đơn hợp lệ trên tạp chí là 90 ngày kể từ ngày đơn có quyết định được chấp nhận
- Thời hạn thẩm định kết quả khảo nghiệm kỹ thuật là 90 ngày kể từ ngày nhận được kết quả khảo nghiệm.
Nếu giống cây trồng đáp ứng điều kiện bảo hộ thì cơ quan bảo hộ giống cây trồng sẽ trình Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ký quyết định cấp văn bằng bảo hộ giống cây trồng và công bố tạp chí chuyên ngành về giống cây trồng.
Quy trình Đăng ký sở hữu trí tuệ
Quy trình Đăng ký sở hữu trí tuệ hiện nay sẽ được thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Phân loại đối tượng đăng ký quyền sở hữu trí tuệ
Việc xác định và phân loại đối tượng đăng ký sở hữu trí tuệ là rất quan trọng để việc đăng ký có thể tối đa được quyền của sản phẩm và đúng theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Ví dụ: Logo, thương hiệu sẽ thuộc đối tượng đăng ký sở hữu công nghiệp (đăng ký nhãn hiệu) hoặc giải pháp tiết kiệm điện sẽ thuộc đối đối tượng đăng ký sáng chế
Bước 2: Xác định cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ
Hiện nay, tương ứng với 03 đối tượng bảo hộ của quyền sở hữu trí tuệ sẽ do 03 cơ quan tiến hành thủ tục hành chính trong việc xác lập quyền cho chủ đơn đăng ký, với mỗi đối tượng chúng ta cần xác định sẽ tiến hành thực hiện thủ tục hành chính tại cơ quan nào. Cụ thể như sau:
- Quyền sở hữu trí tuệ đối với sở hữu công nghiệp sẽ được thực hiện thủ tục hành chính tại Cục Sở hữu trí tuệ;
- Quyền sở hữu trí tuệ đối với quyền tác giả, quyền liên quan sẽ được thực hiện tại Cục Bản quyền Tác Giả;
- Quyền sở hữu trí tuệ đối với giống cây trồng sẽ được tiến hành xác lập quyền tại Cục Trồng Trọt;
Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ
Hồ sơ đăng ký sẽ được tiến hành bởi chủ đơn đăng ký hoặc người được chủ đơn ủy quyền. Chi tiết hồ sơ đăng ký ở phần phía trên.
Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký tại cơ quan đăng ký
Sau khi hoàn tất việc chuẩn bị hồ sơ đăng ký, chủ đơn hoặc người được chủ đơn ủy quyền sẽ tiến hành nộp hồ sơ đăng ký quyền sở hữu trí tuệ tại các cơ quan tiến hành thủ tục hành chính nêu trong phụ thuộc vào từng đối tượng đăng ký.
Địa chỉ nộp đơn đăng ký tại 03 cơ quan đăng ký như sau:
Cục sở hữu trí tuệ:
386 Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
Tổng đài: (04) 3858 3069, (04) 3858 3425, (04) 3858 3793, (04) 3858 5156.
Cục bản quyền tác giả
Số 33 Ngõ 294/2 phố Kim Mã, Quận Ba Đình, TP.Hà Nội
Cục Trồng Trọt
Nhà A6, 2, Ngọc Hà, Phường Ngọc Hà, Quận Ba Đình, Thành Phố Hà Nội.
Bước 5: Nhận giấy chứng nhận đăng ký sở hữu trí tuệ từ cơ quan chức năng
Sau khi nộp xong hồ sơ đăng ký, hồ sơ sẽ chuyển qua các giai đoạn thẩm định khác nhau và thời gian sẽ kéo dài phụ thuộc vào từng đối tượng đăng ký sở hữu trí tuệ. Ví dụ: Nhãn hiệu sẽ khoảng từ 20- 28 tháng, Kiểu dáng công nghiệp sẽ khoảng từ 14-17 tháng…vv.
Trong quá trình thẩm định hồ sơ đăng ký, cơ quan đăng ký sẽ ra thông báo về tiến hành công việc, thông báo thiếu sót, thông báo dự định từ chối….vv. Do đó, người nộp đơn cần hết sức chú ý để tránh trường hợp đơn đăng ký bị từ chối đăng ký.
Cuối cùng, sau khi hoàn thành xong quá trình thẩm định đơn đăng ký, Cơ quan đăng ký sẽ ra quyết định cuối cùng về việc đồng ý hoặc không đồng ý cấp giấy chứng nhận đăng ký sở hữu trí tuệ cho sản phẩm đăng ký. Dựa vào thông báo này, người nộp đơn sẽ tiến hành các công việc tiếp theo.
Dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ của Luật Bravolaw
Trong hơn 12 năm qua, Luật Bravolaw đã đại diện cho 1.000+ khách hàng trong và ngoài nước, cá nhân và pháp nhân tiến hành đăng ký xác lập quyền cho các đối tượng về sở hữu trí tuệ đăng ký bảo hộ thương hiệu, bảo hộ nhãn hiệu và đều mang lại những thành công to lớn.
Luật Bravolaw là địa chỉ uy tín, chất lượng cho khách hàng khi quyết định sử dụng dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ. Trong quá trình đăng ký sở hữu trí tuệ, chúng tôi sẽ thực hiện các công việc sau:
- Tư vấn phân loại đối tượng sẽ được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ;
- Tư cách đăng ký sản phẩm sở hữu trí tuệ đơn giản nhưng tối đa được lợi ích và tiết kiệm chi phí;
- Tiến hành thủ tục tra cứu để đánh giá khả năng đăng ký sở hữu trí tuệ cho sản phẩm đăng ký;
- Soạn thảo hồ sơ đăng ký, nộp hồ sơ, theo dõi tiến trình hồ sơ đăng ký;
- Trực tiếp làm việc với chuyên viên đăng ký để kịp thời sửa chữa, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của chuyên viên đăng ký (nếu có)
- Nhận kết quả cuối cùng về việc đăng ký và chuyển giao kết quả cho khách hàng;
- Thực hiện các công việc khác liên quan hoặc giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng liên quan đến đăng ký sở hữu trí tuệ;
Với tất cả những dịch vụ liên quan đến Sở hữu trí tuệ mà khách hàng yêu cầu. Luật Bravolaw sẵn sàng tư vấn miễn phí và cung cấp dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ từ trước, trong và sau khi đăng ký những quyền lợi và nghĩa vụ khách hàng có được sau khi được cấp văn bằng. Chúng tôi sẽ thay mặt khách hàng chuẩn bị hồ sơ, tài liệu cần thiết và thực hiện trực tiếp mọi thủ tục với Cơ quan chức năng.
Lý do nên chọn dịch vụ của Luật Bravolaw
Dịch vụ trọn gói, cam kết không phụ thu, không phát sinh thêm chi phí nào khác.
Tư vấn miễn phí từ A – Z, từ các điều kiện, thủ tục cần thực hiện trước, trong và sau đăng ký sở hữu trí tuệ.
Doanh nghiệp chỉ cần cung cấp các thông tin đơn giản, không cần đi lại nhiều lần để làm thủ tục tốn thời gian và chi phí.
Cam kết hoàn thành các thủ tục đúng tiến độ, đúng hẹn.
Hỗ trợ tư vấn miễn phí các vấn đề pháp lý khác cho doanh nghiệp ngay cả khi kết thúc dịch vụ
Trên đây là bài viết tư vấn về của Luật Bravolaw về hồ sơ, thủ tục, quy trình đăng ký bảo hộ thương hiệu, bảo hộ nhãn hiệu. Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ của chúng tôi vui lòng liên hệ Hotline: 1900 6296 nhé!, Chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7.
Luật BRAVOLAW
HOTLINE 19006296 – 0936 690 123