Dịch vụ xin giấy phép kinh doanh lữ hành
Trong bối cảnh nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ cùng với sự hội nhập giữa các quốc gia về nhiều lĩnh vực kéo theo đó là sự bùng nổ của ngành du lịch. Muốn kinh doanh lĩnh vực du lịch thì cần phải xin được giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa hoặc lữ hành quốc tế theo quy định của pháp luật. Hôm nay, Luật Bravolaw xin chia sẻ chi tiết việc xin giấy phép lữ hành qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
- Luật Du lịch số 09/2017/QH14
- Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL
- Thông tư số 33/2018/TT-BTC
- Nghị định 142/2018/NĐ-CP
Giấy phép lữ hành là gì?
Kinh doanh dịch vụ lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch.
Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành là giấy phép do cơ quan nhà nước cấp cho cơ sở tiến hành hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành. Bảo gồm Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa và Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế.
- Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa cấp cho cơ sở kinh doanh dịch vụ lữ hành phục vụ khách du lịch nội địa
- Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế cấp cho cơ sở kinh doanh dịch vụ lữ hành phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài
Tại sao phải thực hiện xin giấy phép lữ hành
Theo quy định của pháp luật khi doanh nghiệp tiến hành việc kinh doanh dịch vụ lữ hành phải có Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành
Hơn nữa theo quy định tại điểm đ khoản 14 Điều 7 Nghị định 45/2019/NĐ-CP “Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi sau đây: Hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành mà không có giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành”
Điều kiện xin giấy phép lữ hành
Tùy vào công ty bạn là kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa hay kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế mà cần phải đáp ứng các điều kiện sau:
Điều kiện xin giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa
- Là doanh nghiệp được thành lập công ty theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp
- Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng cụ thể mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa: 100.000.000 (một trăm triệu) đồng
- Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.
Chuyên ngành về lữ hành gồm một trong các chuyên ngành sau:
- Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành;
- Quản trị lữ hành;
- Điều hành tour du lịch;
- Marketing du lịch;
- Du lịch;
- Du lịch lữ hành;
- Quản lý và kinh doanh du lịch.
Điều kiện xin giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế
- Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp
- Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại ngân hàng. Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế:
- Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: 250.000.000 (hai trăm năm mươi triệu) đồng;
- Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài: 500.000.000 (năm trăm triệu) đồng;
- Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài: 500.000.000 (năm trăm triệu) đồng.
- Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.
Chuyên ngành về lữ hành quy định gồm một trong các chuyên ngành sau:
- Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành;
- Quản trị lữ hành;
- Điều hành tour du lịch;
- Marketing du lịch;
- Du lịch;
- Du lịch lữ hành;
- Quản lý và kinh doanh du lịch.
Lưu ý khi đề nghị cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành
Tiền ký quỹ
Tiền ký quỹ sẽ được sử dụng trong trường hợp khách du lịch gặp tai nạn, rủi ro, tử vong, bị xâm hại tính mạng cần biện pháp điều trị khẩn cấp hoặc đưa gấp về nơi cư trú mà doanh nghiệp không đủ kinh khí để giải quyết kịp thời. Trong vòng 48 giờ kể từ thời điểm doanh nghiệp nộp đơn đề nghị giải tỏa tạm thời tiền ký quỹ, cơ quan cấp giấy phép kinh doanh sẽ xem xét và quyết định xuất tiền hoặc từ chối.
Theo đó, Không đảm bảo đủ số tiền ký quỹ đối với hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế theo quy định sẽ bị Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Trong thời hạn 30 ngày sau khi rút tiền khỏi tài khoản tiền ký quỹ, doanh nghiệp có trách nhiệm hoàn trả số tiền đã sử dụng theo quy định tại Điều 14 Nghị định 168/2017/NĐ – CP. Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện sẽ phải chịu các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.
Các trường hợp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế bị thu hồi:
- Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động;
- Doanh nghiệp không kinh doanh lữ hành quốc tế trong mười tám tháng liên tục;
- Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế không đúng ngành, nghề, phạm vi kinh doanh được cấp phép;
- Doanh nghiệp có hành vi vi phạm mà pháp luật dẫn đến phải thu hồi giấy phép;
- Doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ quy định gây thiệt hại đến tính mạng của khách du lịch;
- Doanh nghiệp không đổi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế theo quy định;
- Giả mạo hồ sơ, giấy tờ để được cấp, đổi, cấp lại giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế.
Mức phạt về vi phạm trong kinh doanh lữ hành
Theo Nghị định 42 Nghị định 158/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm quy định về kinh doanh lữ hành thì:
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế mà không có Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế hoặc sử dụng tư cách pháp nhân, tên, Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế của doanh nghiệp khác.
Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế từ 12 tháng đến 24 tháng đối với hành vi cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng tư cách pháp nhân, tên, Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế để hoạt động kinh doanh lữ hành.
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh lữ hành không đúng phạm vi kinh doanh ghi trong Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế.
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể bị phạt từ 5.000.000.000 đồng đến 30.000.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm về giấy phép kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành như sau:
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sau đây:
- Tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế.
- Kê khai không trung thực các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp, đổi Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế.
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- Sử dụng giấy tờ, tài liệu giả mạo trong hồ sơ đề nghị cấp, đổi Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế;
- Không làm thủ tục đổi Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế theo quy định;
- Sử dụng tên doanh nghiệp, tên giao dịch, tên viết tắt không đúng với tên đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để hoạt động kinh doanh.
- Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- Hoạt động kinh doanh lữ hành sau khi đã thông báo tạm ngừng, chấm dứt hoặc bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền tước giấy phép, yêu cầu tạm ngừng hoặc chấm dứt hoạt động kinh doanh lữ hành.
Nơi cấp giấy phép lữ hành
- Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa: Do Sở văn hóa thể thao và du lịch địa phương cấp phép, thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ hợp lệ.
- Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế: Do Tổng cục du lịch cấp phép, thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ hợp lệ.
Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh lữ hành
Hồ sơ xin giấy phép lữ hành nội địa
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa (Mẫu số 04 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15 tháng 12 năm 2017);
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành;
- Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành;
- Bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành; hoặc bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác và bản sao có chứng thực chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa. Văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được công nhận theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
Thời gian giải quyết hồ sơ: 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ
Hồ sơ xin giấy phép lữ hành quốc tế
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế (Mẫu số 04 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15 tháng 12 năm 2017);
- (2 Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
- Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế;
- Bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành; hoặc bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác và bản sao có chứng thực chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế. Văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được công nhận theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
- Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành.
Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
Thời gian giải quyết hồ sơ: 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ
Thủ tục xin Giấy phép lữ hành
Để có thể tiến hành xin Giấy phép lữ hành, khách hàng cần tiến hành các bước sau:
Bước 1: Khách hàng chuẩn bị hồ sơ cho việc xin Giấy phép kinh doanh lữ hành
Bước 2: Khách hàng nộp hồ sơ tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoàn thành việc thẩm định hồ sơ và gửi văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ đến Tổng cục Du lịch để xem xét, cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa, quốc tế cho doanh nghiệp. Trường hợp không đủ tiêu chuẩn để đề nghị cấp giấy phép thì Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do cho doanh nghiệp biết;
Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và văn bản đề nghị của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch xem xét, cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa, quốc tế cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối cấp giấy phép, Tổng cục Du lịch thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và doanh nghiệp biết.
Phí, lệ phí thực hiện
Khi đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, doanh nghiệp phải nộp phí thẩm định và lệ phí cấp giấy phép theo quy định tại Thông tư 33/2018/TT-BTC quy định về phí thẩm định cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, lữ hành nội địa; thẩm định cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch; cấp giấy phép thành lập VPĐD tại Việt Nam của doanh nghiệp lữ hành nước ngoài. Cụ thể:
- Phí thẩm định có mức: 3.000.000 đồng/giấy phép.
- Lệ phí có mức: 3.000.000 đồng/giấy phép.
Trường hợp bị thu hồi giấy phép kinh doanh lữ hành:
Doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trong các trường hợp sau đây:
- Chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành, giải thể hoặc phá sản;
- Đối với các trường hợp bị thu Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế sau chỉ được nộp lại thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế sau 06 tháng kể từ ngày có quyết định thu hồi có hiệu lực. Cụ thể là:
- Không đáp ứng một trong các điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành quy định;
- Không đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy định cụ thể các doanh nghiệp đã được cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế trước ngày 01/01/2018 chậm nhất đến ngày 31/12/2018 phải thực hiện thủ tục đổi Giấy phép lữ hành quốc tế theo quy định của Luật du lịch năm 2017;
- Đối với các trường hợp bị thu Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế sau chỉ được nộp lại thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế sau 12 tháng kể từ ngày có quyết định thu hồi có hiệu lực. Cụ thể là:
- Làm phương hại đến chủ quyền, lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh;
- Lợi dụng hoạt động du lịch để đưa người từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài vào Việt Nam trái pháp luật;
- Cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh;
- Không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ: Áp dụng biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản của khách du lịch; kịp thời thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tai nạn, rủi ro xảy ra hậu quả gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của khách du lịch;
- Giả mạo hồ sơ đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành.
- Lệ phí cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế: Khi có thông báo được cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế: doanh nghiệp thực hiện chuyển khoản cho Tổng Cục du lịch lệ phí cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế là 3.000.000 đồng/giấy phép.
Dịch vụ xin giấy phép lữ hành tại Luật Bravolaw
Trong quá trình xin Giấy phép kinh doanh lữ, Luật Bravolaw sẽ thực hiện các công việc sau:
- Tư vấn điều kiện đăng ký cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa;
- Hướng dẫn khách hàng cung cấp thông tin để hoàn thiện hồ sơ cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa;
- Soạn thảo hồ xin cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa;
- Thay mặt doanh nghiệp làm các thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa;
- Trao đổi, cung cấp thông tin cho khách hàng trong tiến trình cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa
- Nhận và giao lại cho khách hàng giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa.
Lý do nên chọn dịch vụ của Luật Bravolaw
- Tư vấn điều kiện đăng ký cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa, quốc tế;
- Tư vấn chuẩn bị hồ sơ, thông tin để hoàn thiện hồ sơ thủ tục cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa, quốc tế;
- Soạn thảo hồ sơ, phương án kinh doanh xin cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa, quốc tế;
- Thay mặt doanh nghiệp làm các thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa, quốc tế;
- Trao đổi, cung cấp thông tin cho khách hàng trong tiến trình cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa, quốc tế;
- Nhận và giao lại cho khách hàng Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa, quốc tế;
- Tư vấn đổi giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa quốc tế;
- Tư vấn đăng ký lại phạm vi kinh doanh giấy phép lữ hành nội địa, quốc tế;
- Thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của Doanh nghiệp du lịch Việt Nam ở nước ngoài;
- Thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam;
- Tư vấn các thủ tục pháp lý sau khi được cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa, quốc tế;
- Tư vấn các vấn đề pháp lý phát sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, quốc tế của doanh nghiệp.
- Cam kết hoàn thành các thủ tục đúng tiến độ, đúng hẹn.
- Bàn giao kết quả tận nơi cho doanh nghiệp.
- Miễn phí hỗ trợ tư vấn các vấn đề liên quan đến thuế, kế toán thuế như phương pháp tính thuế, các loại thuế, các loại hóa đơn… để doanh nghiệp vừa có thể hoạt động kinh doanh đúng luật vừa có thể tối ưu thuế phải đóng.
- Hỗ trợ tư vấn miễn phí các vấn đề pháp lý khác cho doanh nghiệp ngay cả khi kết thúc dịch vụ.
Trên đây là bài viết tư vấn về của Luật Bravolaw về hồ sơ, thủ tục, điều kiện Giấy phép lữ hành. Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ xin giấy phép lữ hành của công ty của chúng tôi vui lòng liên hệ Hotline: 1900 6296 nhé!, Chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7.