Các giấy phép để kinh doanh nhà hàng ăn uống theo quy định pháp luật

DỊCH VỤ THÀNH LẬP CÔNG TY TẠI HÀ NỘ

Kinh doanh nhà hàng là một trong những ngành dịch vụ đang phát triển. Kinh doanh nhà hàng yêu cầu chủ cơ sở thực hiện thủ tục cấp giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, giấy phép bán lẻ rượu. Bravolaw hướng dẫn thủ tục đăng ký kinh doanh nhà hàng và các quy định về kinh doanh nhà hàng để quý khách hàng tham khảo.

THỦ TỤC XIN GIẤY PHÉP VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
THỦ TỤC XIN GIẤY PHÉP VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

Căn cứ pháp lý

– Luật Doanh nghiệp 2014

– Luật an toàn thực phẩm 2010

– Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định một số điều trong Luật an toàn thực phẩm

– Nghị định 155/2018/NĐ-CP ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ KINH DOANH THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ Y TẾ

  1. Đăng ký kinh doanh

Khi kinh doanh nhà hàng, chủ nhà hàng phải tiến hành đăng ký kinh doanh. Khi có giấy phép kinh doanh mọi thủ tục xin giấy phép đều dễ dàng và thuận lợi hơn.

Có thể lựa chọn một trong những loại hình kinh doanh: Doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần tùy thuộc vào số lượng thành viên, vốn góp và định hướng phát triển của nhà hàng.

  1. Điều kiện an toàn thực phẩm

Theo quy định luật an toàn thực phẩm 2010 thì kinh doanh nhà hàng là một hình thức kinh doanh có điều kiện, nhà hàng phải đáp ứng điều kiện về an toàn thực phẩm.

– Điều kiện về nơi chế biến

Nơi chế biến của nhà hàng phải đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm. Nước để dùng, để nấu, để chế biến phải đảm bảo đúng quy chuẩn. Nguồn nước không bị ô nhiễm. Đảm bảo hàm lượng sắt không vượt quá 0,5 mg/l. Nguồn nước phải đảm bảo phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) về chất lượng nước sinh hoạt số 02:2009/BYT. Có dụng cụ thu gom, chứa đựng rác thải, chất thải bảo đảm vệ sinh. Cống rãnh ở khu vực nhà hàng, nhà bếp phải thông thoát, không ứ đọng.

Nhà ăn phải thoáng, mát, đủ ánh sáng, duy trì chế độ vệ sinh sạch sẽ. Có biện pháp để ngăn ngừa côn trùng và động vật gây hại. Có thiết bị bảo quản thực phẩm, nhà vệ sinh, rửa tay. Và thu dọn chất thải, rác thải hàng ngày sạch sẽ. Bếp ăn được bố trí bảo đảm không nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến và thực phẩm đã qua chế biến.

– Điều kiện về khu vực chế biến

Khu vực chế biến phải có dụng cụ, đồ chứa đựng riêng cho thực phẩm sống và thực phẩm chín. Dụng cụ nấu nướng, chế biến phải bảo đảm an toàn vệ sinh. Dụng cụ ăn uống phải được làm bằng vật liệu an toàn, rửa sạch, giữ khô. Tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

– Điều kiện trong chế biến và bảo quản thực phẩm

Nhà hàng phải đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến, bảo quản thực phẩm. Sử dụng thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm phải rõ nguồn gốc và bảo đảm an toàn, lưu mẫu thức ăn. Thực phẩm phải được chế biến bảo đảm an toàn, hợp vệ sinh. Thực phẩm bày bán phải để trong tủ kính. Hoặc được để trong thiết bị bảo quản hợp vệ sinh, chống được bụi, mưa, nắng. Và chống sự xâm nhập của côn trùng và động vật gây hại. Thực phẩm bày bán được bày bán trên bàn hoặc giá cao hơn mặt đất.

– Điều kiện về người trực tiếp chế biến thức ăn

Người trực tiếp chế biến thức ăn phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm. Và được chủ cơ sở xác nhận và không bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp khi đang sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

  1. Chứng nhận an toàn thực phẩm

Sau khi đáp ứng các điều kiện về an toàn thực phẩm phải tiến hành xin cấp chứng nhận an toàn thực phẩm cho nhà hàng

Hồ sơ xin cấp chứng nhận an toàn thực phẩm gồm:

– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

– Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;

– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

– Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;

– Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.

Cơ quan có thẩm quyền: Bộ Y tế

Thời gian thực hiện: 7-10 ngày

  1. Giấy phép bán lẻ rượu tiêu dùng tại chỗ

Hoạt động kinh doanh rượu bao gồm: hoạt động sản xuất, nhập khẩu, phân phối, bán buôn, bán lẻ rượu và hoạt động bán rượu tiêu dùng tại chỗ. Hoạt động kinh doanh rượu tại nhà hàng thuộc loại bán rượu tiêu dùng tại chỗ bắt buộc phải xin giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ

Hồ sơ xin giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ cho nhà hàng bao gồm:

– Đơn đề nghị cấp Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ;

– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh (Bản sao);

– Hợp đồng thuê/mượn hoặc tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp cơ sở dự kiến làm địa điểm bán rượu tiêu dùng tại chỗ (Bản sao);

– Hợp đồng mua bán rượu với các thương nhân có Giấy phép sản xuất, phân phối, bán buôn hoặc bán lẻ rượu (Bản sao);

– Bản cam kết do thương nhân tự lập, trong đó nêu rõ nội dung thương nhân bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật tại các địa điểm bán rượu tiêu dùng tại chỗ.

 CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN BRAVOLAW

Hotline: 19006296

Email: [email protected]