Trong quá trình thành lập việc thực hiện tăng và giảm vốn điều lệ của công ty có ý nghĩa quan trọng trong việc duy trì và xây dựng công ty cũng như mục tiêu và quy mô kinh doanh của mình. Việc thay đổi vốn điều lệ của từng loại hình doanh nghiệp tương đối khác nhau. Trong bài viết hôm nay, Luật Bravolaw sẽ chia sẻ đến Quý khách hàng chi tiết về thủ tục tăng giảm vốn điều lệ công ty qua bài viết dưới đây nhé!
Cơ sở pháp lý:
- Luật Doanh nghiệp năm 2020;
- Nghị định 78/2015/NĐ-CP;
- Nghị định 96/2015/NĐ-CP.
Vốn điều lệ là gì?
Khoản 29, Điều 4, Chương 1, Luật Doanh nghiệp đã giải thích sơ bộ về thuật ngữ vốn điều lệ. Tuy nhiên, vì đối với mỗi loại hình doanh nghiệp vốn điều lệ sẽ có những khác nhau nhất định, nên mọi người khi đọc có thể chưa hiểu rõ vấn đề. Luật Bravolaw sẽ chia sẻ định nghĩa vốn điều lệ theo từng loại hình doanh nghiệp:
- Đối với công ty TNHH 1 thành viên: Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản mà chủ sở hữu đã góp hoặc cam kết góp trong Điều lệ công ty
- Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên: Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản mà các thành viên đã góp hoặc cam kết góp vào công ty
- Đối với công ty cổ phần: Vốn điều lệ là tổng giá trị mệnh giá cổ phần mà các thành viên đã bán hoặc đã mua khi thành lập doanh nghiệp
- Đối với công ty hợp danh: Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản mà các thành viên hợp danh góp hoặc cam kết góp
Tăng, giảm vốn điều lệ công ty là gì?
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 thì hình thức tăng giảm vốn điều lệ công ty là hình thức mà trong quá trình tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các công ty có nhu cầu tăng vốn điều lệ công ty để nâng cao quy mô công ty hoặc giảm vốn điều lệ công ty trong một số trường hợp nhất định.
Các trường hợp tăng, giảm vốn điều lệ của công ty
Trường hợp tăng, giảm vốn điều lệ trong công ty TNHH hai thành viên trở lên
- Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp của các thành viên cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty.
- Công ty TNHH hai thành viên trở lên có thể tăng vốn điều lệ trong trường hợp sau đây:
- Tăng vốn góp của thành viên;
- Tiếp nhận thêm vốn góp của thành viên mới.
- Công ty TNHH hai thành viên trở lên có thể giảm vốn điều lệ trong trường hợp sau đây:
- Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên;
- Công ty mua lại phần vốn góp của thành viên theo quy định tại Điều 51 của Luật này;
- Vốn điều lệ không được các thành viên thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 47 của Luật Doanh nghiệp 2020.
(Khoản 1 Điều 47, Điều 68 Luật Doanh nghiệp 2020)
Trường hợp tăng, giảm vốn điều lệ của công ty TNHH một thành viên
- Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu công ty cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tăng vốn điều lệ thông qua việc chủ sở hữu công ty góp thêm vốn hoặc huy động thêm vốn góp của người khác. Chủ sở hữu công ty quyết định hình thức tăng và mức tăng vốn điều lệ.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên giảm vốn điều lệ trong trường hợp sau đây:
- Hoàn trả một phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và đảm bảo thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty;
- Vốn điều lệ không được chủ sở hữu công ty thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 75 của Luật Doanh nghiệp 2020.
(Khoản 1 Điều 75, Điều 87 Luật Doanh nghiệp 2020)
Trường hợp tăng, giảm vốn điều lệ của công ty cổ phần
- Vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã bán. Vốn điều lệ của công ty cổ phần khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty.
- Công ty cổ phần có thể tăng vốn điều lệ bằng cách chào bán cổ phần.
Chào bán cổ phần có thể thực hiện theo các hình thức sau đây:
- Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu;
- Chào bán cổ phần riêng lẻ;
- Chào bán cổ phần ra công chúng.
- Công ty cổ phần có thể giảm vốn điều lệ trong trường hợp sau đây:
- Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho cổ đông;
- Công ty mua lại cổ phần đã bán theo quy định tại Điều 132 và Điều 133 của Luật Doanh nghiệp 2020;
- Vốn điều lệ không được các cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 113 của Luật Doanh nghiệp 2020.
(Khoản 1, 5 Điều 112, Điều 123 Luật Doanh nghiệp 2020)
Trường hợp tăng, giảm vốn điều lệ của công ty hợp danh
- Vốn điều lệ của công ty hợp danh là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty hợp danh.
- Công ty hợp danh có thể tăng vốn điều lệ thông qua việc tiếp nhận thêm thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn.
- Công ty hợp danh có thể giảm vốn điều lệ thông qua việc chấm dứt tư cách thành viên hợp danh.
Hình thức tăng, giảm vốn điều lệ công ty
Hình thức Tăng, giảm vốn điều lệ công ty TNHH
Hình thức tăng vốn Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Khoản 1, 2 Điều 68 Mục 1, Chương 3 Luật Doanh nghiệp 2014 đã trình bày rất chi tiết về việc tăng vốn điều lệ đối với loại hình Công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
Theo đó, Công ty TNHH 2 thành viên có thể tăng vốn điều lệ bằng hình thức như sau:
- Tăng vốn góp của thành viên;
- Điều chỉnh tăng mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản tăng lên của công ty;
- Tiếp nhận vốn góp của thành viên mới.
Hình thức giảm vốn điều lệ Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Ngoài việc tăng vốn điều lệ, Công ty TNHH 2 thành viên trở lên cũng có thể giảm vốn điều lệ nếu: Công ty mua lại phần vốn góp của thành viên khi thành viên đó không tán thành việc sửa đổi, bổ sung các nội dung liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các thành viên hoặc tổ chức lại công ty; Sau khi doanh nghiệp hoạt động liên tục trong 2 năm, công ty có thể giảm vốn điều lệ để hoàn trả một phần vốn góp cho các thành viên; Các thành viên chưa góp vốn hoặc góp vốn không đúng thời hạn, số tiền đã cam kết.
Hình thức Tăng vốn điều lệ với Công ty TNHH 1 thành viên
Loại hình doanh nghiệp Công ty TNHH 1 thành viên vẫn có thể tăng vốn điều lệ bằng cách:
- Chủ sở hữu tự đầu tư thêm vốn;
- Huy động vốn góp từ người khác.
Trong trường hợp huy động vốn góp từ đối tượng khác, công ty TNHH 1 thành viên sẽ phải thay đổi tổ chức quản lý theo loại hình công ty cổ phần hoặc công ty TNHH 2 thành viên trở lên (tùy theo nhu cầu phát triển của công ty). Khi thay đổi tổ chức quản lý, chủ sở hữu cần phải thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đăng ký thành lập trong thời hạn 10 ngày tính từ thời điểm thay đổi.
Hình thức giảm vốn điều lệ Công ty TNHH 1 thành viên
Quy định pháp luật về việc giảm vốn điều lệ đối với Công ty TNHH 1 thành viên được trình bày trong Khoản 1, Điều 87, Mục 2, Chương 3, Luật Doanh nghiệp. Theo đó, công ty TNHH 1 thành viên có thể giảm vốn điều lệ khi chủ sở hữu không góp đủ hoặc quá thời hạn đã ghi trong Điều lệ công ty. Ngoài ra, khi công ty hoạt động liên tục trong 2 năm, có thể hoàn trả một phần vốn góp.
Hình thức tăng, giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Trường hợp tăng vốn điều lệ công ty cổ phần
Các cá nhân, tổ chức có thể tăng vốn điều lệ công ty cổ phần bằng cách:
- Phát hành cổ phiếu mới;
- Chuyển đổi trái phiếu đã phát hành thành cổ phần; trả cổ tức bằng cổ phiếu;
- Kết chuyển nguồn thặng dư vốn.
Mỗi hình thức đều có những quy định khác nhau. Vì thế khi thực hiện tăng vốn điều lệ công ty cổ phần các cá nhân, tổ chức cần nghiên cứu kỹ lưỡng.
Trường hợp giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Cũng giống như hai loại hình doanh nghiệp trước, công ty cổ phần có thể giảm vốn điều lệ bằng cách hoàn trả một phần vốn góp khi hoạt động liên tục trong hơn hai năm và đã thanh toán đầy đủ những khoản nợ. Các cổ đông đăng ký mua cổ phần nhưng trong thời hạn 90 ngày không thanh toán hoặc thanh toán không đúng thời hạn quy định trên, công ty có thể thay đổi vốn điều lệ công ty.
Hồ sơ tăng, giảm vốn điều lệ của công ty
Hồ sơ tăng giảm vốn điều lệ Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Hồ sơ tăng vốn điều lệ Công ty TNHH 2 thành viên trở lên gồm những tài liệu sau đây:
- Thông báo thay đổi vốn điều lệ (Nội dung thông báo yêu cầu đúng theo quy định tại Khoản 1, Điều 44, Chương 5, Nghị định 78/2015/NĐ-CP). Mọi người không tìm thấy mẫu thông báo có thể yêu cầu Luật BRAVOLAW cung cấp
- Quyết định tăng vốn điều lệ bằng văn bản của Hội đồng thành viên
- Biên bản cuộc họp của Hội đồng thành viên liên quan đến việc tăng vốn điều lệ (Bản sao)
Hồ sơ giảm vốn điều lệ Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
- Thông báo thay đổi vốn điều lệ (Nội dung thông báo yêu cầu đúng theo quy định tại Khoản 1, Điều 44, Chương 5, Nghị định 78/2015/NĐ-CP). Mọi người không tìm thấy mẫu thông báo có thể yêu cầu Luật Hoàng Phi cung cấp
- Quyết định giảm vốn điều lệ bằng văn bản của Hội đồng thành viên
- Biên bản cuộc họp của Hội đồng thành viên liên quan đến việc giảm vốn điều lệ (Bản sao)
- Bản cam kết công ty đã thanh toán đầy đủ các khoản nợ và những khoản nợ tài sản khác
Hồ sơ tăng giảm vốn điều lệ Công ty TNHH 1 thành viên
Hồ sơ tăng vốn điều lệ Công ty TNHH 1 thành viên gồm những tài liệu sau đây:
- Thông báo thay đổi vốn điều lệ (Nội dung thông báo yêu cầu đúng theo quy định tại Khoản 1, Điều 44, Chương 5, Nghị định 78/2015/NĐ-CP). Mọi người không tìm thấy mẫu thông báo có thể yêu cầu Luật Hoàng Phi cung cấp
- Quyết định tăng vốn điều lệ bằng văn bản của chủ sở hữu công ty
- Biên bản cuộc họp của chủ sở hữu công ty liên quan đến việc tăng vốn điều lệ (Bản sao)
Hồ sơ giảm vốn điều lệ Công ty TNHH 1 thành viên gồm những tài liệu sau đây:
- Thông báo thay đổi vốn điều lệ (Nội dung thông báo yêu cầu đúng theo quy định tại Khoản 1, Điều 44, Chương 5, Nghị định 78/2015/NĐ-CP). Mọi người không tìm thấy mẫu thông báo có thể yêu cầu Luật Hoàng Phi cung cấp
- Quyết định giảm vốn điều lệ bằng văn bản của chủ sở hữu công ty
- Biên bản cuộc họp của chủ sở hữu công ty liên quan đến việc giảm vốn điều lệ (Bản sao)
- Bản cam kết công ty đã thanh toán đầy đủ các khoản nợ và những khoản nợ tài sản khác
Hồ sơ tăng giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Hồ sơ tăng vốn điều lệ công ty cổ phần bao gồm:
- Thông báo thay đổi vốn điều lệ (Nội dung thông báo yêu cầu đúng theo quy định tại Khoản 1, Điều 44, Chương 5, Nghị định 78/2015/NĐ-CP). Mọi người không tìm thấy mẫu thông báo có thể yêu cầu Luật Hoàng Phi cung cấp
- Quyết định tăng vốn điều lệ bằng văn bản của Đại hội cổ đông
- Biên bản cuộc họp của Đại hội cổ đông liên quan đến việc tăng vốn điều lệ (Bản sao)
- Một số hồ sơ tăng vốn điều lệ công ty cổ phần khác
Hồ sơ giảm vốn điều lệ công ty cổ phần bao gồm:
- Thông báo thay đổi vốn điều lệ (Nội dung thông báo yêu cầu đúng theo quy định tại Khoản 1, Điều 44, Chương 5, Nghị định 78/2015/NĐ-CP).
- Quyết định giảm vốn điều lệ bằng văn bản của Đại hội cổ đông
- Biên bản cuộc họp của Đại hội cổ đông liên quan đến việc giảm vốn điều lệ (Bản sao)
- Bản cam kết công ty đã thanh toán đầy đủ các khoản nợ và những khoản nợ tài sản khác
Thủ tục tăng, giảm vốn điều lệ của công ty
Đối với trường hợp tăng vốn điều lệ
Bước 1: doanh nghiệp gửi thông báo đến phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký. Nội dung thông báo được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 44 Nghị định 96/2015/NĐ-CP bao gồm:
- Tên, mã số doanh nghiệp, mã số thuế hoặc số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp, mã số thuế);
- Họ, tên, địa chỉ, quốc tịch, số Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 10 Nghị định này hoặc số quyết định thành lập, mã số doanh nghiệp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh;
- Tỷ lệ phần vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc của mỗi thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh;
- Vốn điều lệ đã đăng ký và vốn điều lệ đã thay đổi; thời điểm và hình thức tăng giảm vốn;
- Họ, tên, quốc tịch, số Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 10 Nghị định này, địa chỉ thường trú và chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty hoặc thành viên hợp danh được ủy quyền đối với công ty hợp danh.
Kèm theo thông báo trên cần phải có Quyết định bằng văn bản và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; Quyết định của chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thay đổi vốn điều lệ.
Quyết định, biên bản họp của Hội đồng thành viên Hoặc Đại hội đồng cổ đông và quyết định của chủ sở hữu công ty phải ghi rõ những nội dung được sửa đổi trong Điều lệ công ty.
Trường hợp Đại hội đồng cổ đông thông qua việc phát hành cổ phần chào bán để tăng vốn điều lệ, đồng thời giao Hội đồng quản trị thực hiện thủ tục đăng ký tăng vốn điều lệ sau khi kết thúc mỗi đợt chào bán cổ phần. Kèm theo thông báo trên, hồ sơ đăng ký thay đổi vốn điều lệ phải có các giấy tờ theo quy định tại khoản 3 Điều 44 Nghị định 96/2015/NĐ-CP sau:
- Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông về việc phát hành cổ phần chào bán để tăng vốn điều lệ, trong đó nêu rõ số lượng cổ phần chào bán và giao Hội đồng quản trị thực hiện thủ tục đăng ký tăng vốn điều lệ sau khi kết thúc mỗi đợt chào bán cổ phần;
- Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng quản trị công ty cổ phần về việc đăng ký tăng vốn điều lệ công ty sau khi kết thúc mỗi đợt chào bán cổ phần;
Quyết định, biên bản họp phải ghi rõ những nội dung được sửa đổi trong điều lệ công ty.
Bước 2: khi nhận được thông báo, Phòng Đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận và đăng ký tăng vốn cho doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Đối với trường hợp giảm vốn điều lệ
Tương tự như tăng vốn điều lệ, tuy nhiên doanh nghiệp phải cam kết bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác sau khi giảm vốn. kèm theo Thông báo phải có báo cáo tài chính của công ty tại kỳ gần nhất vớ thời điểm quyết định giảm vốn điều lệ.
Đối với công ty có phần vốn sở hữu nước ngoài chiếm trên 50%, báo cáo tài chính phải được xác nhận của kiểm toán độc lập.
Lưu ý doanh nghiệp: khi đăng ký giảm vốn điều lệ đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề có điều kiện về vốn pháp định thì doanh nghiệp chỉ được đăng ký giảm vốn điều lệ nếu mức vốn đăng ký sau khi giảm không thấp hơn mức vốn pháp định áp dụng đối với ngành, nghề đó.
Quy trình tăng, giảm vốn điều lệ của công ty
Thủ tục Tăng, Giảm vốn điều lệ của công ty sẽ được thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị thông tin cho việc tăng, giảm vốn điều lệ công ty
Doanh nghiệp cần chuẩn bị thông tin cần thiết để tăng, giảm vốn điều lệ như số vốn tăng thêm, giảm đi hình thức tăng, giảm vốn, tỷ lệ sở hữu vốn của thành viên/cổ đông sau khi tăng.
Bước 2: Soạn thảo hồ sơ tăng, giảm vốn công ty theo quy định
Sau khi chuẩn bị xong thông tin cần thiết, doanh nghiệp sẽ tiến hành soạn thảo hồ sơ tăng vốn điều lệ công ty theo đúng quy định của Luật Doanh Nghiệp. Hồ sơ tăng vốn điều lệ chúng tôi đã tư vấn chi tiết theo nội dung bên dưới.
Bước 3: Nộp hồ sơ tăng vốn tới Phòng Đăng ký kinh doanh để tăng vốn
Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh công ty, doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ tăng vốn tới phòng đăng ký kinh doanh bằng hình thức trực tuyến (online) trên cổng thông tin quốc gia về doanh nghiệp.
Bước 4: Kiểm tra và xử lý hồ sơ thay đổi vốn điều lệ
Hồ sơ tăng vốn điều lệ sau khi được nộp sẽ được chuyên viên thẩm định về tính hợp lệ của hồ sơ trước khi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi
Bước 5: Cấp đăng ký kinh doanh mới với nội dung vốn điều lệ mới sau khi tăng
- Trường hợp hồ sơ tăng giảm vốn điều lệ được chấp thuận, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành cấp Giấy đăng ký kinh doanh mới
- Trường hợp hồ sơ tăng giảm vốn điều lệ không được chấp thuận, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ gửi lại thông báo lý do
Những lưu ý sau khi thay đổi vốn điều lệ của công ty
Khi thực hiện đăng ký thay đổi vốn điều lệ, doanh nghiệp cần lưu ý một số điều sau:
- Sau khi đăng ký thay đổi vốn điều lệ, doanh nghiệp cần thực hiện công bố thông tin doanh nghiệp đã thay đổi lên cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia trong thời hạn 30 ngày tính kể từ ngày thay đổi.
- Đối với trường hợp đăng ký tăng vốn điều lệ, doanh nghiệp nên hoàn thành tăng vốn điều lệ rồi mới thực hiện thủ tục tăng để đảm bảo về số lượng vốn tăng tránh trường hợp sau khi đăng ký tăng xong mà góp không đủ trên thực tế.
- Đối với công ty TNHH một thành viên, trường hợp doanh nghiệp thực hiện tăng vốn điều lệ bằng việc huy động thêm phần vốn góp của người khác, công ty phải tổ chức quản lý công ty theo một trong hai loại hình:
- Đối với công ty Cổ phần, những lưu ý được quy định cụ thể tại Điều 202 Luật Doanh nghiệp 2020
- Trường hợp là Công ty TNHH hai thành viên trở lên; công ty phải thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày tính kể từ ngày hoàn thành việc thay đổi vốn điều lệ;
Không phải trong mọi trường hợp công ty đều được thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi vốn điều lệ. Căn cứ khoản 1 Điều 65 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về Các trường hợp không được đăng ký, thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong một số trường hợp sau:
Doanh nghiệp không được đăng ký, thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong các trường hợp sau:
- a) Đã bị Phòng Đăng ký kinh doanh ra Thông báo về việc vi phạm của doanh nghiệp thuộc trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc đã bị ra Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- b) Đang trong quá trình giải thể theo quyết định giải thể của doanh nghiệp;
- c) Theo yêu cầu của Tòa án hoặc Cơ quan thi hành án hoặc Cơ quan điều tra, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự;
- d) Doanh nghiệp đang trong tình trạng pháp lý “Không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký”.
Sau khi đăng ký thay đổi vốn điều lệ, chủ sở hữu và cổ đông của công ty, chịu trách nhiệm đối với phần vốn của mình sau khi đăng ký thay đổi trong doanh nghiệp.
Mức xử phạt khi không làm thủ tục thay đổi vốn điều lệ
Công ty phải thực hiện việc thông báo cho các cơ quan liên quan nếu đây là nghĩa vụ đã được ghi nhận trong thỏa thuận, trong hợp đồng đã ký. Ví dụ: Hợp đồng vay vốn quy định khi công ty biến động về tổng tài sản phải thông báo cho ngân hàng.
Theo Điều 25 Nghị định số 50/2016/NĐ-CP, trường hợp quá thời hạn quy định mà công ty chưa thực hiện thủ tục thay đổi vốn điều lệ thì sẽ bị xử phạt hành chính như sau:
- Quá thời hạn quy định từ 01 đến 30 ngày: Phạt từ 1 triệu đến 5 triệu đồng;
- Quá thời hạn quy định từ 31 đến 90 ngày: Phạt từ 5 triệu đến 10 triệu đồng;
- Quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên: Phạt từ 10 triệu đến 15 triệu đồng.
Dịch vụ tăng, giảm vốn điều lệ của công ty tại Luật Bravolaw
Tư vấn quy trình, thủ tục thay đổi, tăng giảm vốn điều lệ công ty;
- Tư vấn việc tăng vốn điều lệ phù hợp với quy mô kinh doanh hoặc giảm vốn xuống mức cho phép theo quy định của pháp luật;
- Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị tài liệu cần thiết cho việc thay đổi vốn điều lệ công ty;
- Soạn thảo và thay mặt khách hàng nộp hồ sơ tăng vốn điều lệ công ty cổ phần, công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty hợp danh tại phòng đăng ký kinh doanh;
- Theo dõi hồ sơ, bổ sung hoặc sửa chữa hồ sơ (nếu có) theo yêu cầu của chuyên viên
- Nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới đã ghi nhận vốn điều lệ mới của công ty
- Tư vấn các vấn đề pháp lý khác liên quan sau khi tăng giảm vốn điều lệ.
Lý do nên chọn dịch vụ của Luật Bravolaw
- Dịch vụ trọn gói, cam kết không phụ thu, không phát sinh thêm chi phí nào khác.
- Tư vấn miễn phí từ A – Z, từ các điều kiện, thủ tục cần thực hiện trước, trong và sau thay đổi vốn điều lệ công ty
- Doanh nghiệp chỉ cần cung cấp các thông tin đơn giản, không cần đi lại nhiều lần để làm thủ tục tốn thời gian và chi phí.
- Cam kết hoàn thành các thủ tục đúng tiến độ, đúng hẹn.
- Bàn giao kết quả tận nơi cho doanh nghiệp.
- Miễn phí hỗ trợ tư vấn các vấn đề liên quan đến thuế, kế toán thuế như phương pháp tính thuế, các loại thuế, các loại hóa đơn… để doanh nghiệp vừa có thể hoạt động kinh doanh đúng luật vừa có thể tối ưu thuế phải đóng.
- Hỗ trợ tư vấn miễn phí các vấn đề pháp lý khác cho doanh nghiệp ngay cả khi kết thúc dịch vụ.
Trên đây là bài viết tư vấn về của Luật Bravolaw về hồ sơ, thủ tục thay đổi Tăng, giảm vốn điều lệ của công ty. Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tăng, giảm vốn điều lệ của công ty của chúng tôi vui lòng liên hệ Hotline: 1900 6296 nhé!, Chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7.