Những lưu ý cần biết khi xin giấy chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy sản phẩm

Những lưu ý cần biết khi xin giấy chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy sản phẩm

Cơ sở pháp lý về hợp chuẩn, hợp quy hàng hóa 

  • Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật năm 2006;
  • Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007; 
  • Thông tư 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; 
  • Thông tư 02/2017/TT-BKHCN ngày 31/3/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

Hợp chuẩn hợp quy là việc một hàng hóa, dịch vụ, quá trình đáp ứng được các tiêu chuẩn của quốc gia, quốc tế, địa phương,… về tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng của chính loại hàng hóa sản phẩm đánh giá đó.

Thị trường kinh tế hiện nay là thị trường mở nên một sản phẩm có thể do nhiều nhà sản xuất tiến hành sản xuất. Chính vì lý do đó các nhà sản xuất thường mong muốn sản phẩm bên mình được một tổ chức thứ 3 đánh giá khẳng định về chất lượng để tăng tính cạnh tranh, thu hút người sử dụng. Khi tìm hiểu về việc đánh giá chất lượng sản phẩm sẽ nhận được hai khái niệm là chứng nhận hợp quy và chứng nhận hợp chuẩn. 

Chứng nhận hợp chuẩn hay còn gọi là chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn là việc đánh giá xác nhận sản phẩm hàng hoá phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng. Chứng nhận hợp chuẩn về nguyên tắc là hoạt động tự nguyện, tuy nhiên trong một số trường hợp theo yêu cầu của khách hàng thì nó trở thành bắt buộc. Đối với đánh giá phù hợp tiêu chuẩn

Công bố chứng nhận hợp chuẩn là một hoạt động tự nguyện. Các đối tượng cần được chứng nhận hợp chuẩn hợp quy là các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình và môi trường đã được quy định rõ trong các tiêu chuẩn tương ứng. Công bố phù hợp tiêu chuẩn tương ứng dựa trên kết quả chứng nhận hợp chuẩn do tổ chức chứng nhận đã đăng ký thực hiện hoặc kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn.

Công bố hợp quy là một quy định bắt buộc. Đối tượng chính của công bố hợp quy là sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quy định rõ trong các văn bản quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do các Bộ, Ủy ban nhân dân trực thuộc ban hành hoặc sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quy định trong quy chuẩn do nhân dân ban hành. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và quy chuẩn kỹ thuật địa phương, quy trình và môi trường.

Quy định pháp luật về hợp chuẩn, hợp quy hàng hóa

Hệ thống tiêu chuẩn của Việt Nam gồm tiêu chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn cơ sở. Theo đó, có hai loại giấy chứng nhận đó là chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn (hợp chuẩn) và chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật (hợp quy). 

Chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn: là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng. Chứng nhận phù hợp phù hợp tiêu chuẩn về nguyên tắc là hoạt động tự nguyện, tuy nhiên trong một số trường hợp theo yêu cầu của khách hàng thì nó trở thành bắt buộc. Đối với đánh giá phù hợp tiêu chuẩn, việc lựa chọn phương thức đánh giá nào o tổ chức chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn hoặc tổ chức cá nhân công bố hợp chuẩn quyết định nhưng phải thích hợp với đối tượng chứng nhận để đảm bảo độ tin cậy của kết quả đánh giá. 

Chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật: Là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật được thực hiện một cách bắt buộc. Phương thức đánh giá quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho từng đối tượng cụ thể được quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. 

Đối tượng chứng nhận: là sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường theo những tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, khu vực và cả tiêu chuẩn nước ngoài hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy chuẩn kỹ thuật địa phương quy định. Những đối tượng quy định trong quy chuẩn kỹ thuật thường liên quan đến an toàn, sức khỏe, môi trường mang tính bắt buộc áp dụng, nếu các doanh nghiệp muốn hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc những đối tượng quy định này. Khoản 6,7 Điều 3 Luật quy tiêu chuẩn quy chuẩn và kỹ thuật 2006 có quy định về chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy như sau: 

“6. Chứng nhận hợp chuẩn là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng.

7. Chứng nhận hợp quy là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.”

Quy trình chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy tại Luật Bravolaw

Bước 1: Đánh giá sơ bộ 

  • Khảo sát, kiểm tra việc thực hiện của doanh nghiệp theo các quy định pháp luật cụ thể như: Hoạt động sản xuất, hồ sơ lưu trữ, hiệu chuẩn, kiểm định phương tiện đo, bảo dưỡng, bảo trì máy móc thiết bị (nếu có), sở hữu trí tuệ (nhãn hiệu hàng hóa), cách bố trí mặt bằng sản xuất,… 
  • Hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện trước các bước đã nêu trên; và các việc khác có liên quan đến hệ thống đảm bảo chất lượng như khảo sát mặt bằng, nhân sự, máy móc, quy trình,… và đề nghị sắp xếp lại mặt bằng (nếu cần) 
  • Hướng dẫn làm hồ sơ nộp cho tổ chức chứng nhận bao gồm: làm hợp đồng chứng nhận; phiếu đăng ký chứng nhận; chụp hình; mô tả sản phẩm; sơ đồ tổ chức,…

Bước 2: Xây dựng hồ sơ, hệ thống 

  • Thời gian: 30 ngày 
  • Sơ đồ tổ chức và xác định trách nhiệm, quyền hạn 
  • Sổ tay chất lượng; thủ tục kiểm soát các tài liệu chất lượng; thủ tục (quy trình) kiểm soát vật tư, nguyên liệu sản xuất; thủ tục (hướng dẫn) nhận biết sản phẩm và trạng thái kiểm tra; thử nghiệm; thủ tục kiểm soát hồ sơ chất lượng; thủ tục kiểm soát sản phẩm không phù hợp; thủ tục khắc phục; phòng ngừa; thủ tục (quy định) việc xếp dỡ, lưu kho, bao gói, bảo quản và giao hàng; thủ tục đào tạo; chính sách chất lượng. Mục tiêu chất lượng, kế hoạch kiểm soát chất lượng, kế hoạch kiểm soát sản xuất. 
  • Các hướng dẫn công việc, hướng dẫn vận hành máy móc thiết bị (nếu có) 
  • Xây dựng cụ thể các biểu mẫu có liên quan để Doanh Nghiệp áp dụng.

Bước 3: Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện 

  • Thời gian: từ 3- 7 ngày 
  • Hướng dẫn cách thực hiện tất cả các vấn đề có liên quan đến việc xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng nêu tại bước 2. 
  • Kiểm tra việc thực hiện tại Doanh nghiệp. 

Bước 4: Đánh giá chứng nhận, thực hiện hành động khắc phục (nếu có) 

  • Tổ chức chứng nhận đến doanh nghiệp đánh giá chứng nhận sản phẩm, lấy mẫu thử nghiệm. 
  • Thực hiện khắc phục và báo cáo hành động khắc phục sau chứng nhận (nếu có) 

Bước 5: Công bố hợp quy 

  • Thời gian: 10 ngày

Khi sản phẩm được chứng nhận có nghĩa là sản phẩm đó có các chỉ tiêu về chất lượng, vệ sinh an toàn phù hợp với quy định trong tiêu chuẩn (hoặc quy chuẩn kỹ thuật) có lên quan. Điều này đã tạo lòng tin của khách hàng đối với nhà sản xuất, góp phần nâng cao uy tín của nhà sản xuất, vì thế giúp cho các nhà sản xuất dễ dàng trong việc mở rộng thị trường và thuyết phục khách hàng chấp nhận sản phẩm. 

Trên đây là tổng hợp những thông tin về Hợp chuẩn hợp quy hàng hóa và quy trình chứng nhận hợp chuẩn hợp quy. Có thể thấy hợp chuẩn hợp quy là hai loại chứng chỉ quan trọng để đánh giá chất lượng sản phẩm hàng hóa dịch vụ, đặc biệt là trong tình hình các sản phẩm hàng hóa không rõ nguồn gốc tràn lan trên thị trường như hiện nay.

Với hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp, chúng tôi luôn đặt lợi ích khách hàng lên đầu và lấy đó làm kim chỉ nam cho cho hoạt động của mình, chúng tôi không ngừng nỗ lực mang lại giá trị tương xứng để đáp lại sự tin tưởng của quý khách. Chúng tôi tự hào là một trong những hãng luật có uy tín tại thị trường pháp lý Việt Nam. BRAVOLAW sẽ xây dựng một thương hiệu mạnh không ngừng đáp ứng tốt các nhu cầu của khách hàng dựa trên việc áp dụng công nghệ thông tin, mối quan hệ và bằng chính cả con người BRAVOLAW. 

Nếu bạn có nhu cầu tư vấn miễn phí trong các lĩnh vực trên hay các thủ tục pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi :

Hotline: 19006296.

Email: [email protected]

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN BRAVO

Địa chỉ: Số 4 ngách 5 Ng. 104 P. Yên Lãng, Thịnh Quang, Đống Đa, Hà Nội.

CHI NHÁNH HỒ CHÍ MINH Địa chỉ: P104, APCO.5, 21/5 Trường Sơn, phường 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh.

CHI NHÁNH HẢI PHÒNG Địa chỉ: 851 Tôn Đức Thắng, phường Sở Dầu, quận Hồng Bàng.

CHI NHÁNH HẢI DƯƠNG Địa chỉ: 4/95 Phan Đình Phùng, phường Cẩm Thượng.