THỦ TỤC TẠM NGỪNG KINH DOANH CÔNG TY
Hiện nay việc thực hiện tạm ngừng kinh doanh xảy ra khi tình hình kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn như: về vốn, về nhu cầu thị trường hay hoạt động kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp không hiệu quả, cần tái cơ cấu trong 1 khoảng thời gian nhất định. Thay vì giải thể, việc tạm ngừng hoạt động sẽ mang đến nhiều lợi ích. Hôm nay, Luật Bravolaw xin sẽ chia sẻ đến quý khách hàng thủ tục, hồ sơ, điều kiện tạm ngừng kinh doanh công ty qua bài viết dưới đây nhé!.
Cơ sở pháp lý:
- Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2021
- Nghị định số 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành ngày 04/01/2021
- Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT có hiệu lực thi hành ngày 01/05/2021
Tạm ngừng kinh doanh công ty là gì?
Tạm ngừng kinh doanh là việc doanh nghiệp tạm thời không thực hiện những hoạt động kinh doanh, nghĩa là doanh nghiệp không được ký kết hợp đồng, không được xuất hóa đơn hay có bất kỳ hoạt động nào khác trong thời gian tạm ngừng. Sau khi hết thời hạn, doanh nghiệp phải hoạt động trở lại nếu không phải làm thủ tục giải thể, chuyển nhượng.
>>> Xem thêm: Dịch vụ giải thể công ty
Một số lưu ý về Thủ tục tạm ngừng kinh doanh
Lưu ý thông báo tạm ngừng kinh doanh công ty
Trong các hồ sơ cần chuẩn bị, không ít cá nhân, tổ chức tỏ ra bỡ ngỡ vì lần đầu tiên biết đến cụm từ thông báo tạm ngừng kinh doanh. Chính vì thế, trong mục này chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ cũng như biết cách trình bày thông báo đúng quy định. Như chúng tôi đã lưu ý ở mục hồ sơ, thông báo cần phải sử dụng đúng mẫu. Do đó, trường hợp quý bạn đọc tự chuẩn bị các thủ tục nhưng chưa có mẫu thông báo hãy liên hệ với chúng tôi để được cung cấp. Còn trường hợp quý khách hàng ủy quyền cho Luật Bravolaw thực hiện các thủ tục, chúng tôi sẽ trực tiếp soạn thảo thông báo.
Nội dung thông báo tạm ngừng kinh doanh sẽ kê khai các thông tin gồm:
- Tên doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động kinh doanh
- Mã số doanh nghiệp, mã số thuế hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Ngành nghề kinh doanh
- Thời hạn tạm ngừng hoạt động kinh doanh
- Lý do tạm ngừng
- Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu
Lưu ý khác thủ tục tạm ngừng kinh doanh
(i) Trong hồ sơ nộp cho cơ quan đăng ký, doanh nghiệp không viết tay vào các mẫu có trong hồ sơ; không sử dụng kim bấm để bấm hồ sơ (sử dụng ghim kẹp); hồ sơ và các bản sao y giấy tờ chứng thực cá nhân, chứng chỉ hành nghề, các loại giấy tờ kèm theo phải sử dụng giấy khổ A4;
(ii) Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký và cơ quan thuế ít nhất 15 (mười lăm ngày) trước khi tạm ngừng kinh doanh.
Thời hạn tạm ngừng kinh doanh ghi trong thông báo không được quá một năm. Sau khi hết thời hạn thông báo, nếu doanh nghiệp vẫn tiếp tục tạm ngừng kinh doanh thì phải thông báo tiếp cho cơ quan đăng ký kinh doanh. Tổng thời gian tạm ngừng kinh doanh liên tiếp không được quá hai năm.
Thông báo chậm nhất 03 ngày trước ngày tạm ngừng kinh doanh.
Luật Doanh nghiệp 2020 có hiệu lực từ ngày 1/1/2021. Theo đó, Khoản 1 Điều 206 luật này quy định “Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh”.
Nếu doanh nghiệp muốn tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo tạm ngừng thì cũng phải thông báo chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tiếp tục kinh doanh.
Trước đây, theo Luật Doanh nghiệp 2014 thì thời gian thông báo trước là 15 ngày.
Điều 37 Luật Quản lý thuế 2019 quy định: “Tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thuộc diện đăng ký kinh doanh thì thực hiện thông báo đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất là 01 ngày làm việc trước khi tạm ngừng hoạt động, kinh doanh hoặc tiếp tục hoạt động, kinh doanh trước thời hạn đã thông báo để thực hiện quản lý thuế”.
Thời gian tạm ngừng mỗi lần không quá 01 năm và không hạn chế số lần tạm ngừng liên tiếp.
Luật Doanh nghiệp không quy định vấn đề này nhưng Nghị định hướng dẫn quy định về tổng thời gian mỗi một lần tạm ngừng kinh doanh tối đa là 01 năm và không hạn chế số lần tạm ngừng liên tiếp (trước đây Luật Doanh Nghiệp 2014 quy định tạm ngừng liên tiếp không quá 02 năm). Tức là nếu không có phương án kinh doanh trong thời gian dài nhưng doanh nghiệp không muốn giải thể thì có thể tạm ngừng liên tiếp nhiều năm.
Nộp hồ sơ khai thuế trong thời gian tạm ngừng hoạt động kinh doanh.
Điểm a, Khoản 2, Điều 4, Nghị Định 126/2020/NĐ-CP quy định “Người nộp thuế không phải nộp hồ sơ khai thuế, trừ trường hợp người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh không trọn tháng, quý, năm dương lịch hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế tháng, quý; hồ sơ quyết toán năm”.
Vậy thời gian tạm ngừng kinh doanh thì doanh nghiệp không phải nộp báo cáo thuế. Nhưng nếu có một ngày không ngưng trong kỳ báo cáo thì doanh nghiệp phải nộp báo cáo thuế cho kỳ đó.
VD: Doanh nghiệp tạm ngừng từ ngày 3/1/2022 đến 2/1/2023 thì phải nộp báo cáo thuế cho tháng 1/2022 hay quý 1/2022 dù chỉ hoạt động có 2 ngày trong kỳ.
Miễn lệ phí môn bài
Khoản 5, Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị đinh 22/2020/NĐ-CP quy định: “Người nộp lệ phí đang hoạt động có văn bản gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch không phải nộp lệ phí môn bài năm tạm ngừng kinh doanh với điêu kiện: văn bản xin tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh gửi cơ quan thuế trước thời hạn phải nộp lệ phí theo quy định (ngày 30 tháng 01 hàng năm) và chưa nộp lệ phí môn bài của năm xin tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh”.
Như vậy, chỉ cần thông báo tạm ngừng kinh doanh trước ngày 30/1 thì doanh nghiệp không phải nộp lệ phí môn bài cho năm tạm ngưng nếu chưa nộp lệ phí, nếu đã nộp lệ phí rồi thì không được hoàn lại.
Trước đây, doanh nghiệp tạm ngưng nguyên năm (từ 1/1 đến 31/12) thì mới được miễn môn bài của năm đó.
Tuy nhiên, lệ phí môn bài thì được miễn những nghĩa vụ nộp báo cáo thuế cho kỳ đầu tiên của năm doanh nghiệp phải thực hiện theo hướng dẫn ở lưu ý số 3.
Doanh nghiệp thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh hay cơ quan thuế?
Điểm a, Khoản 1, Điều 4 và Điểm a, Khoản 1, Điều 26 của Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định cơ quan đăng ký kinh doanh gửi thông tin về tạm ngừng kinh doanh cho cơ quan thuế. Do đó, doanh nghiệp chỉ cần thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh mà không cần thông báo cho cơ quan thuế.
Lý do doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh?
Có nhiều lý do dẫn đến việc công ty phải tạm ngừng hoạt động, tuy nhiên đa phần là gặp khó khăn về tài chính, nhân công…vv buộc chủ sở hữu bắt buộc phải tiến hành thủ tục tạm ngừng hoạt động kinh doanh.
Trên thực tế, một số lý do phổ biến dẫn đến doanh nghiệp phải tạm ngừng kinh doanh như sau:
- Trong điều kiện hiện nay với sự biến động của nền kinh tế các hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Do đó nhiều doanh nghiệp mới thành lập có vốn đầu tư nhỏ khi gặp những biến động ngoài dự kiến ban đầu có thể không đủ kinh tế để duy trì hoạt động nên phải tạm ngừng kinh doanh;
- Lý do về nhân sự của công ty, có sự thay đổi về cơ cấu công ty hoặc chuyển địa điểm công ty;
- Khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ không thể tiếp tục duy trì hoạt động thì có thể tạm ngừng hoạt động kinh doanh.
- Chủ doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động kinh doanh sau đó thành lập doanh nghiệp mới để kinh doanh những ngành, nghề khác hiệu quả hơn.
Điều kiện tạm ngừng kinh doanh
- Trước khi tạm ngừng kinh doanh phải thông báo cho cơ quan đăng kí kinh doanh và cơ quan quản lý thuế trước ít nhất 15 ngày;
- Chỉ được tạm ngừng không quá một năm và được gia hạn liên tiếp không quá một năm tiếp theo;
- Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, Doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế còn nợ, tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.
Quy định trong thời gian tạm ngừng kinh doanh doanh nghiệp vẫn phải thực hiện các nghĩa vụ như trên là rất hợp lý vừa đảm bảo được nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp vừa đảm bảo được quyền và lợi ích của khách hàng, người lao động cũng như lợi ích của Nhà nước. Tránh trường hợp doanh nghiệp lợi dụng việc tạm ngừng kinh doanh để trốn tránh các nghĩa vụ phải thực hiện làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người thứ ba.
Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh gồm những gì?
Chuẩn bị hồ sơ được các cá nhân, tổ chức đánh giá là bước khó nhất trong thủ tục tạm ngừng kinh doanh. Phần vì các hồ sơ phải đảm bảo tính chính xác tuyệt đối, phần vì mỗi loại hình doanh nghiệp (cổ phần, trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh…) lại có những yêu cầu khác nhau. Trong khi đó thông tin về hồ sơ trên internet khá rối loạn, mỗi website đề cập một thông tin riêng. Chính vì vậy mà mọi người khi nghiên cứu, chuẩn bị hồ sơ không khỏi hoang mang, lo lắng.
Thông tin về hồ sơ tạm ngừng hoạt động kinh doanh được quy định rất rõ tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP.
Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
- 1 Thông báo tạm ngừng kinh doanh (theo mẫu quy định)
- 1 Quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên công ty về việc tạm ngừng kinh doanh
- 1 Giấy ủy quyền (nếu cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ của một đơn vị ngoài)
Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh Công ty TNHH 1 thành viên
- 1 Thông báo tạm ngừng kinh doanh (theo mẫu quy định)
- 1 Quyết định của chủ sở hữu công ty về việc tạm ngừng kinh doanh công ty
- 1 Giấy ủy quyền (nếu cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ của một đơn vị ngoài)
Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh Công ty Cổ phần
- 1 Thông báo tạm ngừng kinh doanh (theo mẫu quy định)
- 1 Quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng quản trị công ty về việc tạm ngừng kinh doanh;
- 1 Giấy ủy quyền/hợp đồng ủy quyền (nếu cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ của một đơn vị ngoài)
Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh Công ty hợp danh
- 1 Thông báo tạm ngừng kinh doanh (theo mẫu quy định)
- 1 Quyết định và bản sao biên bản họp của các thành viên hợp danh
- 1 Giấy ủy quyền (nếu cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ của một đơn vị ngoài)
Cách thức nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh công ty
Nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh trực tiếp:
Theo đó, cơ quan chức năng có quyền hạn quyết định việc tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp chính là Sở Kế hoạch và Đầu tư. Cụ thể hơn chính là Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đăng ký thành lập.
Ví dụ: Công ty Luật Khánh Phong đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội. Thì khi muốn tạm ngừng kinh doanh, chủ sở hữu hoặc người ủy quyền sẽ nộp hồ sơ tại phòng Đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
Nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh Online:
Theo quy định, trước khi tiến hành nộp hồ sơ trực tiếp tới phòng đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp tiến hành thủ tục tạm ngừng kinh doanh sẽ phải nộp hồ sơ đăng ký qua mạng (online) qua cổng thông tin quốc gia về doanh nghiệp có địa chỉ là https://dangkykinhdoanh.gov.vn/. Sau khi hồ sơ được chấp nhận hợp lệ, doanh nghiệp sẽ mang hồ sơ giấy (bản cứng) tới phòng đăng ký kinh doanh để nộp và nhận thông báo tạm ngừng kinh doanh từ cơ quan đăng ký.
Thủ tục tạm ngừng kinh doanh công ty
Theo quy đinh của Luật Doanh nghiệp 2020, khi công ty có nhu cầu tạm ngừng kinh doanh cần thực hiện Thông báo bằng văn bản về thời điểm và thời hạn tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất 3 ngày trước ngày tạm ngừng.
Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh công ty bao gồm
- Thông báo tạm ngừng kinh doanh;
- Biên bản họp hội đồng quản trị/ hội đồng thành viên về việc tạm ngừng kinh doanh đối với công ty cổ phần/ TNHH hai thành viên trở lên;
- Quyết định về việc tạm ngừng kinh doanh;
- Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ:
- Đăng công bố thông tin bất thường: Công ty phải công bố trên trang thông tin điện tử, ấn phẩm (nếu có) và niêm yết công khai tại trụ sở chính, địa điểm kinh doanh của công ty về các thông tin bất thường trong thời hạn 36 giờ kể từ khi tạm ngừng một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh
Thời hạn tạm ngừng kinh doanh công ty
Thời hạn tạm ngừng kinh doanh ghi trong thông báo không được quá một năm. Sau khi hết thời hạn đã thông báo, Trường hợp doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh có nhu cầu tiếp tục tạm ngừng kinh doanh sau khi hết thời hạn đã thông báo thì phải thông báo cho Phòng Đăng ký kinh doanh chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tiếp tục tạm ngừng kinh doanh. Thời hạn tạm ngừng kinh doanh của mỗi lần thông báo không được quá một năm.
Như vậy, so với luật doanh nghiệp 2014 thì luật doanh nghiệp 2020 không giới hạn số lần doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tạm ngừng kinh doanh liên tiếp.
Thời gian tạm ngừng kinh doanh công ty
Rất nhiều doanh nghiệp không nắm rõ thời gian tạm ngừng kinh doanh. Điều đó gây ảnh hưởng không nhỏ đến doanh nghiệp. Do vậy, mọi người cần tìm hiểu kỹ thời gian và thời hạn để có hướng giải quyết kịp thời, tránh những tổn thất không đáng có. Liên quan đến việc tạm ngừng hoạt động kinh doanh có ba thời gian mà cá nhân, doanh nghiệp cần quan tâm bao gồm:
Phải thông báo tạm ngừng kinh doanh với cơ quan có thẩm quyền trong vòng bao lâu?
Quy định tại Điều 200 Luật Doanh nghiệp, các công ty có quyền tạm dừng hoạt động kinh doanh nhưng phải thông báo bằng văn bản đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thời gian thông báo chậm nhất là 15 ngày trước trước khi tạm ngừng.
Thời hạn doanh nghiệp được tạm ngừng kinh doanh là bao lâu?
Tại Điều 75 Nghị định 78/2015/NĐ-CP nêu rõ, thời hạn các doanh nghiệp có thể tạm ngừng kinh doanh không quá một năm. Trong trường hợp sau khi kết thúc thời hạn một năm doanh nghiệp vẫn muốn tạm ngừng phải thông báo đến Phòng Kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư. Tổng thời hạn tạm dừng liên tiếp của doanh nghiệp không được quá hai năm.
Cơ quan nhà nước xử lý hồ sơ tạm ngừng trong vòng bao lâu?
Thời gian này sẽ phụ thuộc vào việc hồ sơ của doanh nghiệp có hợp lệ hay không. Nếu hồ sơ tạm ngừng hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy xác nhận đã đăng ký tạm ngừng kinh doanh cho doanh nghiệp trong thời gian là 3 ngày làm việc. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông báo để doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung.
Thủ tục tạm ngừng kinh doanh công ty
Thủ tục tạm ngừng kinh doanh là việc thực hiện 1 loạt các công việc, dựa theo quy định của pháp luật. Từ đó, giúp việc tạm ngừng kinh doanh được diễn ra đúng theo quy định của pháp luật. Thủ tục tạm ngừng công ty sẽ bao gồm 5 bước sau:
Bước 1: Soạn hồ sơ tạm ngừng kinh doanh
Tại bước này, doanh nghiệp sẽ chuẩn bị bộ hồ sơ tạm ngừng công ty đúng theo quy định của Luật Doanh Nghiệp 2020
Bước 2: Nộp hồ sơ tạm ngừng công ty
Doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh tại Sở Kế Hoạch Đầu Tư Tỉnh/Thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở (nơi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp)
Bước 3: Sở Kế Hoạch Đầu Tư tiến hành thẩm tra và thông báo kết quả tạm ngừng kinh doanh
Sau khi nhận được bộ hồ sơ tạm ngừng công ty do doanh nghiệp nộp. Sở Kế Hoạch Đầu Tư sẽ tiến hành thẩm tra và trả kết quả nếu hồ sơ tạm ngừng kinh doanh hợp lệ
Bước 4: Doanh nghiệp nhận giấy xác nhận do Sở KH-ĐT cấp
Khi hồ sơ đã hợp lệ, Sở KH-ĐT sẽ cấp 1 giấy xác nhận về việc tạm ngừng kinh doanh. Trên giấy xác nhận tạm ngừng kinh doanh này, sẽ thể hiện cụ thể thời gian tạm ngừng kinh doanh mà doanh nghiệp đăng ký.
Bước 5: Doanh nghiệp thực hiện các thủ tục thuế sau khi tạm ngừng
Đối với các hồ sơ tạm ngừng kinh doanh không trọn quý/năm. Doanh nghiệp phải tiến hành nộp các loại tờ khai thuế đúng với quy định của pháp luật.
Lưu ý doanh nghiệp: đây là bước mà nhiều doanh nghiệp bỏ sót, dẫn tới việc nộp chậm tờ khai và bị phạt rất nặng.
Vậy, sau khi thực hiện thủ tục tại sở Kế Hoạch Đầu Tư , doanh nghiệp có cần phải thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh với cơ quan thuế hay không? Mời các bạn tiếp tục theo dõi nội dung bên dưới.
Dịch vụ tạm ngừng hoạt động kinh doanh tại Luật Bravolaw
Luật Bravolaw Là một trong số ít công ty hiện nay cung cấp hai dịch vụ song song, vừa tư vấn vừa thực hiện tạm ngừng kinh doanh công ty, Luật Bravolaw đã và đang được nhận được những phản hồi rất tích cực từ quý khách hàng. Với lợi thế là đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, tận tình, chúng tôi sẽ giúp khách hàng xử lý hoặc trực tiếp xử lý thủ tục tạm ngừng nhanh, đúng quy định với chi phí hợp lý.
Dịch vụ tư vấn tạm ngừng kinh doanh công ty miễn phí theo quy trình sau:
- Tư vấn các quy định của Pháp luật liên quan đến tạm ngừng kinh doanh công ty;
- Tư vấn điều kiện, lý do tạm ngừng hoạt động;
- Tư vấn về thời gian được tạm ngừng, ngày bắt đầu và ngày kết thúc thời gian tạm ngừng;
- Tư vấn thủ tục thông báo tạm ngừng hoạt động tại Phòng ĐKKD và cơ quan Thuế;
- Tư vấn về Trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp trong thời gian tạm ngừng;
- Tư vấn các nội dung khác có liên quan;
Dịch vụ thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh công ty
- Tiến hành soạn thảo thủ tục nộp hồ sơ tạm ngừng hoạt động tại Sở Kế hoạch và Đầu tư;
- Nộp hồ sơ theo đúng quy định của pháp luật (online và offline)
- Theo dõi tiến trình xử lý và thông báo kết quả hồ sơ đã nộp;
- Nhận thông báo chấp nhận tạm dừng hoạt động;
- Tiến hành thủ tục thông báo tạm ngừng hoạt động tại cơ quan thuế có thẩm quyền;
- Hỗ trợ thực hiện các vấn đề phát sinh (nếu có).
Lý do nên chọn dịch vụ của Luật Bravolaw
- Dịch vụ trọn gói, cam kết không phụ thu, không phát sinh thêm chi phí nào khác.
- Tư vấn miễn phí từ A – Z, từ các điều kiện, thủ tục cần thực hiện trước, trong và sau tạm ngừng doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp chỉ cần cung cấp các thông tin đơn giản, không cần đi lại nhiều lần để làm thủ tục tốn thời gian và chi phí.
- Cam kết hoàn thành các thủ tục đúng tiến độ, đúng hẹn.
- Bàn giao kết quả tận nơi cho doanh nghiệp.
- Miễn phí hỗ trợ tư vấn các vấn đề liên quan đến thuế, kế toán thuế như phương pháp tính thuế, các loại thuế, các loại hóa đơn… để doanh nghiệp vừa có thể hoạt động kinh doanh đúng luật vừa có thể tối ưu thuế phải đóng.
- Hỗ trợ tư vấn miễn phí các vấn đề pháp lý khác cho doanh nghiệp ngay cả khi kết thúc dịch vụ.
Trên đây là bài viết tư vấn về của Luật Bravolaw về hồ sơ, thủ tục, điều kiện tạm ngừng kinh doanh công ty. Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tạm ngừng kinh doanh công ty của chúng tôi vui lòng liên hệ Hotline: 1900 6296 nhé!, Chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7.