Thủ tục Thành Lập Công Ty Du Lịch và những lưu ý về vốn, điều kiện

THÀNH LẬP CÔNG TY DU LỊCH

Do điều kiện khí hậu thiên nhiên ở Việt Nam khá ưu đãi nên ngành du lịch ở Việt Nam đang ngày càng phát triển mạnh. Nắm bắt xu thế, các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, cá nhân cũng tập trung khai thác về thế mạnh du lịch này, đó là lý do nhu cầu thành lập các công ty về du lịch trong 2 năm gần đây khá nhiều. Tuy nhiên, những vấn đề về ngành nghề, vốn, điều kiện thành lập… thì không phải ai cũng nắm rõ.

Bài viết mới:

Các ngành nghề được đăng ký khi thành lập công ty du lịch

Dựa vào các yêu cầu và thực tế những hồ sơ thành lập công ty du lịch mà Bravolaw đã cung cấp dịch vụ thì sau đây sẽ là các ngành nghề được phép đăng ký đối với lĩnh vực du lịch

STT TÊN NGÀNH MÃ NGÀNH
1 Đại lý du lịch 7911
2 Điều hành tua du lịch

Chi tiết: Kinh doanh lữ hành nội địa, quốc tế

7912
3 Dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch 1920
4 Quảng cáo 7310
5 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải

Chi tiết: Hoạt động của các đại lý bán vé máy bay, tàu hỏa

5229
6 Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại

Chi tiết: Tổ chức hội nghị, hội thảo (không thực hiện hiệu ứng cháy nổ; không sử dụng chất nổ; chất cháy; hóa chất làm đạo cụ, dụng cụ thực hiện các chương trình văn nghệ, sự kiện, phim ảnh)

8230
7 Cho thuê xe có động cơ

Chi tiết: Cho thuê xe du lịch

7710
8 Vận tải hành khách đường bộ khác 4932
9 Vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành (trừ vận tải bằng xe buýt) 4931
10 Dịch vụ lưu trú ngắn ngày

Chi tiết: Khách sạn, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê (không hoạt động tại trụ sở)

5510

Điều kiện kinh doanh và vốn điều lệ đối với ngành du lịch

  – Đối với ngành kinh doanh lữ hành quốc tế, sau khi có được GPKD do sở kế hoạch và đầu tư cấp thì công ty phải làm hồ sơ gửi Sở văn hóa, thể thao và du lịch để xin được cấp phép kinh doanh lữ hành quốc tế.

Đồng thời, để kinh doanh và được cấp phép đối với ngành này thì doanh nghiệp phải ký quỹ vào tài khoản ngân hàng trên 250 triệu đồng đối với kinh doanh lữ hành quốc tế đưa khách du lịch vào Việt Nam và trên 500 triệu đồng đối với kinh doanh lữ hành quốc tế đưa khách du lịch ra nước ngoài.

–  Đối với ngành nghề “Khách sạn, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê” sở kế hoạch và đầu tư vẫn cấp phép nhưng sẽ không cho hoạt động tại trụ sở, doanh nghiệp muốn hoạt động tại trụ sở thì phải làm văn bản gửi Sở Văn hóa, thể thao và du lịch, sau khi có văn bản chấp thuận thì doanh nghiệp mới được thực hiện ngành này tại trụ sở công ty.

Sở văn hóa, thể thao và du lịch sẽ yêu cầu doanh nghiệp phải đáp ứng đủ các điều kiện sau: có biện pháp đảm bảo an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn phòng cháy chữa cháy. Đồng thời, Khách sạn phải có quy mô từ mười buồng ngủ trở lên, đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ cần thiết phục vụ khách lưu trú và sử dụng dịch vụ

Mời bạn tham khảo thêm bài Thuế môn bài là gì? Các bậc thuế & hạn nộp thuế môn bài 2020

Hồ sơ, thủ tục khi thành lập công ty du lịch

 Cũng giống như hồ sơ thủ tục thành lập công ty bình thường, thành lập 1 công ty về du lịch cũng yêu cầu các hồ sơ sau:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp

– Điều lệ công ty

– Danh sách thành viên hoặc danh sách cổ đông (đối với loại hình công ty TNHH 2TV trở lên và công ty cổ phần)

– CMND/CCCD/Hộ chiếu sao y công chứng

– Quyết định của tổ chức góp vốn (đối với công ty có tổ chức góp vốn)

Về thời hạn có kết quả sau khi nộp:

– Nếu hồ sơ hợp lệ thì sau 3 ngày làm việc không kể ngày nộp, ngày lễ, Tết, ngày nghỉ thứ 7, chủ nhật doanh nghiệp sẽ nhận được giấy phép kinh doanh do sở Kế Hoạch Đầu Tư cấp phép.