Cách lên chỉ tiêu kiểm nghiệm của đồ uống không cồn

Đồ uống không cồn là một mặt hàng kinh doanh rất phổ biến hiện nay và rất nhiều doanh nghiệp đang muốn phát triển kinh doanh, phân phối mặt hàng này. Đối với các doanh nghiệp, lập chỉ tiêu kiểm nghiệm của đồ uống không cồn là bước vô cùng quan trọng khi thực hiện công bố sản phẩm để tự do lưu hành sản phẩm trên thị trường. Ở bài viết này, Bravolaw sẽ hướng dẫn bạn cách lên chỉ tiêu kiểm nghiệm đồ uống không cồn chính xác theo đúng quy định của Nhà nước.

Bài viết mới:

Vì sao phải lập chỉ tiêu kiểm nghiệm của đồ uống không cồn?

Kiểm nghiệm sản phẩm (gọi cách khác là xét nghiệm chất lượng sản phẩm) là một công đoạn rất quan trọng và có tính bắt buộc trong hoạt động sản xuất, chế biến, phân phối và kinh doanh thực phẩm của các doanh nghiệp. Kiểm nghiệm sản phẩm giúp đảm bảo độ chất lượng so với các quy định chung mà nhà nước ban hành. Dựa vào các chỉ số an toàn thực phẩm sau khi kiểm nghiệm, doanh nghiệp sẽ được đánh giá xem liệu mình có đủ điều kiện để phân phối sản phẩm ra thị trường hay không. Giấy kết quả kiểm nghiệm cũng là tài liệu vô cùng quan trọng trong hồ sơ công bố sản phẩm.

Đối với sản phẩm đồ uống không cồn hay bất cứ sản phẩm nào trước khi kiểm nghiệm cũng cần phải nghiên cứu để đưa ra các chỉ tiêu kiểm nghiệm. Các chỉ tiêu được lập ra phải là chỉ tiêu đặc trưng của sản phẩm, phải đúng theo quy định đã được ban hành. Sau khi lập được chỉ tiêu kiểm nghiệm của đồ uống không cồn, chúng ta đem sản phẩm và bản trình bày các chỉ tiêu đến phòng kiểm nghiệm để thực hiện việc kiểm nghiệm.

Việc lập sẵn các chỉ tiêu kiểm nghiệm trước khi đem sản phẩm đi kiểm nghiệm giúp nhanh chóng có được kết quả kiểm nghiệm, hạn chế sai sót. Đồng thời khi chuẩn bị từ trước, chúng ta sẽ có thời gian kiểm tra lại để xem các chỉ tiêu đó đã phù hợp hay chưa, tránh bị trả lại giấy kết quả khi nộp hồ sơ công bố sản phẩm.

Chỉ tiêu kiểm nghiệm của đồ uống không cồn để công bố sản phẩm thường được chia làm 4 phần đó là:

  • Các chỉ tiêu về chất lượng chủ yếu của sản phẩm.
  • Các chỉ tiêu về vi sinh vật sinh học
  • Các chỉ tiêu kim loại nặng hiện có trong sản phẩm
  • Hàm lượng hóa chất không mong muốn

Các chỉ tiêu kiểm nghiệm của đồ uống không cồn

Hiện nay, các sản phẩm đồ uống không cồn đang được điều chỉnh bởi QCVN 6-2:2010/BYT quy chuẩn kỹ thuật dành riêng cho các sản phẩm đồ uống không cồn.

Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu

Đối với phần này doanh nghiệp cần phải căn cứ vào các yếu tố cấu thành của sản phẩm, và các chất, các lợi ích mà sản phẩm mang đến người tiêu dùng.

Một số chỉ tiêu chất lượng chủ yếu cơ bản đối với đồ uống không cồn như là:

STT Tên chỉ tiêu Đơn vị tính
1. Năng lượng Kcal/100ml
2. Carbonhydrate g/100ml
3. Độ PH
4. Chất béo %
5. Protein %

Lưu ý: Các chỉ tiêu và đơn vị tính chỉ mang tính chất tham khảo.

Do đó căn cứ vào sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất, hoặc dự định lưu thông trên thị trường sẽ lên chỉ tiêu sao cho phù hợp.

Chỉ tiêu vi sinh vật

Hiện nay căn cứ vào QCVN 6-2:2010/BYT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm đồ uống không cồn thì doanh nghiệp cần phải tiến hành kiểm nghiệm 08 con vi sinh vật. Cụ thể như sau:

TT Tên chỉ tiêu Đơn vị tính
1. Tổng số vi sinh vật hiếu khí cfu/ml
2. Coliforms cfu/ml
3. E.coli cfu/ml
4. Tổng số bào tử nấm men nấm mốc cfu/ml
5. Streptococci faecal cfu/ml
6. Pseudomonas aeruginosa cfu/ml
7. Staphylococcus aureus cfu/ml
8. Clostridium perfringens cfu/ml

Đây là các chỉ tiêu loại A mà theo quy định doanh nghiệp bắt buộc phải kiểm nghiệm để có thể tiến hành công bố sản phẩm. Do đó để đảm bảo yêu cầu doanh nghiệp cần tiến hành kiểm nghiệm toàn bộ các chỉ tiêu trên.

Chỉ tiêu kim loại nặng

Hiện nay, Căn cứ vào quy định thực tế cũng như quy định của pháp luật. Doanh nghiệp chỉ cần kiểm 01 chỉ tiêu kim loại nặng đó là:

TT Tên chỉ tiêu Đơn vị tính
1. Chì (Pb) mg/l

Tuy nhiên, đối với trường hợp sản phẩm đựng trong hộp tráng thiếc, thì doanh nghiệp cần phải kiểm thêm chỉ tiêu thiếc đối với sản phẩm đó.

Chỉ tiêu hàm lượng hóa chất không mong muốn

Cũng giống như chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, với chỉ tiêu hàm lượng hóa chất không mong muốn ( chất độc hại) ta cũng cần phải căn cứ vào thành phẩn của sản phẩm.

Đối với một số sản phẩm có thành phẩn nước ép hoa quả thì một số chất lượng mà cần quan tâm đó là:

TT Tên chỉ tiêu Đơn vị tính
1 Patulin μg/l
2 2-Phenylphenol mg/l
3 Propargit mg/l

Và một số chỉ tiêu khác như: Aflatoxin tổng số, Aflatoxin M1….. tùy vào sản phẩm.

Dịch vụ tư vấn lập chỉ tiêu kiểm nghiệm của đồ uống không cồn của Bravolaw

Đến với Bravolaw, chúng tôi sẽ cung cấp đến quý khách các thông tin chi tiết đầy đủ nhất về các chỉ tiêu kiểm nghiệm đối với đồ uống không cồn. Đặc biệt, khi quý khách cần thực hiện công bố chất lượng sản phẩm, Bravolaw sẽ miễn phí tư vấn đồng thời miễn phí lập chỉ tiêu, đem sản phẩm đi kiểm nghiệm. Khi đó hồ sơ xin giấy tiếp nhận công bố cho sản phẩm của quý khách sẽ nhanh chóng được hoàn thiện và được chấp nhận ngay sau khi nộp cho cơ quan nhà nước. Bởi tại Bravolaw luôn có những chuyên viên dày dặn kinh nghiệm, có chuyên môn cao, làm việc tận tâm, có trách nhiệm, luôn đặt chữ tín lên hàng đầu.

Như vậy, qua việc hướng dẫn lập chỉ tiêu kiểm nghiệm đồ uống không cồn ở trên, nếu gặp bất cứ khó khăn gì xoáy quanh việc kiểm nghiệm và công bố, hãy liên hệ ngay với Bravolaw. Chắc chắn dưới sự giúp đỡ nhiệt tình của các chuyên viên, bạn sẽ cảm thấy hài lòng nhất.