Cấu tạo mã số mã vạch sản phẩm theo quy định mới nhất

Cấu tạo mã số mã vạch sản phẩm theo quy định mới nhất

Cấu tạo mã số mã vạch sản phẩm theo quy định mới nhất. Mã số mã vạch được hiểu như thế nào? Nơi đăng ký mã số mã vạch nhanh nhất?

Dưới đây là bài phân tích mới nhất của Bravolaw về cấu tạo mã số mã vạch sản phẩm theo quy định mới nhất năm 2020. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật khoa học công nghệ khác, vui lòng liên hệ: 1900.6296 để được tư vấn – hỗ trợ!

Cấu tạo mã số mã vạch sản phẩm theo quy định mới nhất
Cấu tạo mã số mã vạch sản phẩm theo quy định mới nhất

Hiện nay trên mỗi sản phẩm đều có mã số mã vạch để người tiêu dùng có thể kiểm tra được thông tin, cũng như nguồn gốc, xuất xứ, đơn vị sản xuất của sản phẩm. Chúng ta có thể gặp những mã số mã vạch này ở khắp mọi nơi, từ gói rau mua trong siêu thị, gói bánh, gói kẹo, quần áo, giày dép cho đến những sản phẩm lớn hơn như máy móc, đồ công nghệ,… hầu như trên tất cả những sản phẩm thông dụng chúng ta thường thấy đều có in mã số mã vạch trên đó. Trước đây, chúng ta thường không quan tâm lắm đến những mã vạch này, nhưng với tình trạng hàng giả hàng nhái tràn lan trên thị trường như hiện nay thì việc xuất xứ của sản phẩm, cũng như sản phẩm mà bạn đang sở hữu có đúng là một sản phẩm chính hãng không ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Và để có thể hiểu được chính xác những thông tin trên mã số mã vạch của mỗi sản phẩm truyền tải, Bravolaw xin gửi đến bạn bài viết về “Cấu tạo mã số mã vạch sản phẩm theo quy định mới nhất” như sau:

Bài viết mới:

Cấu tạo mã số mã vạch sản phẩm theo quy định mới nhất

Thứ nhất, mã số mã vạch là gì?

Trên mỗi gói sản phẩm chúng ta thường nhìn thấy những vạch và khoảng trống được sắp xếp xen kẽ song song nhau, bên dưới là một dãy số hoặc chữ số tương ứng, chúng chính là mã số mã vạch.

Những vạch kẻ và dãy số này đã được mã hóa theo một nguyên tắc nhất định, và khi được quét bởi máy quét trên máy sẽ hiện ra những dữ liệu về thông tin sản phẩm. Và đây chính là một trong những công nghệ để nhận dạng và thu thập dữ liệu về các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ phổ biến hiện nay.

Thứ hai, ý nghĩa của mã số mã vạch trên sản phẩm.

Ý nghĩa quan trọng nhất của việc in mã số mã vạch trên sản phẩm là để kiểm soát được đơn vị sản xuất, nơi sản xuất của hàng hóa, và đặc biệt là có thể kiểm tra được hàng hóa này là thật hay giả.

Có nhiều yếu tố để giúp người mua hàng có thể kiểm tra, xác định thông tin hàng hóa như là thông tin địa chỉ sản xuất in trên bao bì sản phẩm, tem chống hàng giả, hóa đơn mua hàng,… mã số mã vạch sản phẩm cũng là một trong những yếu tố để kiểm tra xác định thông tin hàng hóa đó. Việc xác định được thông tin hàng hóa mà mình mua cũng sẽ giúp người mua hàng an tâm và tin tưởng hơn đối với sản phẩm mà mình sẽ bỏ tiền ra mua. Chính vì đây là yếu tố để có được niềm tin của người tiêu dùng, hiện nay các doanh nghiệp cũng đã và đang ngày càng chú ý và tích cực hơn trong việc cung cấp mã số mã vạch để người tiêu dùng có thể truy xuất được xuất xứ của sản phẩm đến tay mình.

Thứ ba, các hệ thống mã số mã vạch của hàng hóa trên thế giới.

Trên thế giới hiện nay, có 2 hệ thống mã số mã vạch hàng hóa được sử dụng chủ yếu là Hệ thống UPC và Hệ thống EAN.

– Hệ thống UPC (viết đầy đủ là Universal Product Code): đây là hệ thống mã số mã vạch được sử dụng ở Mỹ và Canada từ năm 1970 và vẫn đang được sử dụng cho đến nay và được quản lý bởi Hội đồng mã sản phẩm thống nhất Mỹ UCC.

– Hệ thống EAN (viết đầy đủ là European Article Number): mã này được sử dụng ở châu Âu từ những năm 1974 và sau đó nhanh chóng phát triển và được sử dụng rộng rãi trên trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Và trong hệ thống EAN có 2 loại được sử dụng có sản phẩm bán lẻ là EAN-13 (sử dụng 13 chữ số) và EAN-8 (sử dụng 8 chữ số).

Tham khảo thêm bài viết Dịch vụ đăng ký mã số mã vạch tại Hà Nội

Thứ tư, về cấu tạo mã số mã vạch sản phẩm.

Do ở Việt Nam và trên cả thế giới hiện đang sử dụng phổ biến hệ thống mã số mã vạch EAN nên chúng tôi xin được giới thiệu cấu tạo của loại mã số mã vạch này ở Việt Nam như sau:

– Mã số mã vạch EAN-13.

+ Về phần mã số: EAN-13 bao gồm 13 chữ số được chia thành 04 nhóm, ý nghĩa của từng nhóm theo thứ tự từ trái qua phải như sau:

  • Nhóm 1: Bao gồm 03 chữ số đầu tiên: đây là vị trí ghi nhận mã quốc gia hoặc vùng lãnh thổ. Ở Việt Nam mã quốc gia là 893.
  • Nhóm 2: Bao gồm 04 chữ số tiếp theo là mã số doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp sẽ do quốc gia cấp cho doanh nghiệp là thành viên nước mình, cụ thể ở Việt Nam sẽ là EAN-VN cấp, mã này sẽ được công nhận và lưu trữ trong ngân hàng dữ liệu của EAN thế giới.
  • Nhóm 3: Bao gồm 05 chữ số tiếp theo là mã số của hàng hóa, do đơn vị sản xuất quy định cho hàng hóa của mình, và phải đảm bảo mỗi mặt hàng chỉ có một mã số không được trùng lặp.
  • Nhóm 4: Gồm 01 chữ số cuối cùng là số kiểm tra, được tính dựa trên những con số ở trước đó và để kiểm tra những số này có đúng hay không.

Ví dụ có một dãy mã số: 8 9 3 4 4 8 1 2 2 3 5 9 2

Vậy trong đó: [8 9 3] – là mã quốc gia của Việt Nam; [4 4 8 1] – là mã doanh nghiệp ở Việt Nam; [2 2 3 5 9] – là mã số hàng hóa của doanh nghiệp; [2] – là số kiểm tra.

Trên đây là phần mã số EAN 13 chữ số được thực hiện ở Việt Nam, lượng chữ số trong từng nhóm có thể thay đổi tùy từng quốc gia khác nhau: Nhóm 1 có thể chứa từ 2-3 chữ số; Nhóm 2 có thể có 4, 5 hoặc 6 chữ số; Nhóm 3 cũng tương tự, có thể có từ 4.5 hoặc 6 chữ số tùy vào số lượng của Nhóm 2 trước đó đã có bao nhiêu chữ số; 01 chữ số cuối cùng ở nhóm 4 sẽ luôn là số kiểm tra.

+ Về phần mã vạch:

Phần mã vạch là các khoảng đen trắng được sắp xếp xen kẽ và song song nhau, theo đó lần lượt ghi các dãy số ký hiệu theo thứ tự từ trái qua phải là mã số quốc gia, mã số doanh nghiệp, mã số hàng hóa và số kiểm tra. Đặc biệt, trong vùng mã vạch ở trước vạch đầu tiên và sau vạch cuối cùng đều phải có một khoảng trống, khoảng trống này có vai trò vô cùng quan trọng, nếu không để lại khoảng trống này, hoặc in gì lên đó đều có thể gây cản trở tới việc đọc mã vạch.

Theo tiêu chuẩn thì toàn bộ khu vực để ghi mã vạch EAN-13 là 25.93 mm chiều cao và 37.29 mm chiều dài.

– Mã số mã vạch EAN-8:

Trên thực tế đây là dạng mã số mã vạch có chiều rộng ngắn, được sử dụng để in trên các loại hàng hóa có kích thước nhỏ hơn chẳng hạn như vỏ bao thuốc lá, vỏ bao rau củ quả trong các siêu thị,…

+ Về phần mã số: Phần mã số trong EAN-8 gồm có 8 chữ số, từ trái sang phải lần lượt là như sau:

  • Nhóm 1: Gồm 03 chữ số đầu tiên là mã số quốc gia, mã số này giống như là mã số trong EAN-13.
  • Nhóm 2: Gồm 04 chữ số tiếp theo là mã số mặt hàng mà doanh nghiệp sản xuất.
  • Nhóm 3: Gồm 01 chữ số cuối cùng là số kiểm tra.

Ví dụ: Một dãy mã số: 8 9 3 5 9 6 8 2 2

Trong đó [8 9 3] sẽ là mã số quốc gia; [5 9 6 8 2] là mã số sản phẩm, [2] là số kiểm tra.

+ Về phần mã vạch:

Phần mã vạch của mã EAN-8 cũng tương tự như EAN-13 chỉ khác về các dãy số ký hiệu hiển thị theo thứ tự từ trái sang phải là mã số quốc gia, mã sản phẩm, số kiểm tra, và không có hiển thị mã số doanh nghiệp, và khác biệt về kích thước tiêu chuẩn của vùng mã vạch EAN-8 là 21.31 mm chiều cao và  26.73 mm chiều dài.

Tuy cấu tạo của mã EAN-8 có cấu tạo tương tự mã EAN-13, và giống nhau cả phần mã số quốc gia nhưng thực tế mã EAN-8 không phải là một phần của mã EAN-13 và cũng không thể chuyển đổi từ mã EAN-8 sang EAN-13 được.

Trên đây là bài viết của Luật Bravolaw về vấn đề: “Cấu tạo mã số mã vạch sản phẩm theo quy định mới nhất”. Ngoài ra bạn còn bất kỳ thắc mắc nào cần được tư vấn và giải đáp vui lòng nhấc máy gọi ngay cho Bravolaw qua Hotline: 1900.6296 để được tư vấn và giải đáp nhé!.