Những điều cần biết khi công bố thực phẩm chức năng

Những điều cần biết công bố thực phẩm chức năng

Bạn là cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng, đại lý phân phối thực phẩm chức năng nhập khẩu. Bạn đăng băn khoăn về thủ tục công bố  chất lượng thực phẩm chức năng để nhanh chóng đưa sản phẩm ra thị trường. Bravolaw xin tư vấn cho quý khách những điều cần biết như sau:

Những điều cần biết công bố thực phẩm chức năng
Những điều cần biết công bố thực phẩm chức năng

Thực phẩm chức năng là gì?

Bộ Y tế Việt Nam định nghĩa thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ gây bệnh.

Tuỳ theo công thức, hàm lượng vi chất và hướng dẫn sử dụng, thực phẩm chức năng còn có các tên gọi sau: thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, thực phẩm dinh dưỡng y học.

Các loại thực phẩm chức năng được sản xuất trong nước như: Garlic Oil – Tuệ Linh, Trà giải độc gan – Tuệ Linh, Yến sào Lợi Thiên, Sữa mầm gạo dành cho người tiểu đường…

Đối tượng và phạm vi áp dụng

Phạm vi

  • Sản phẩm thực phẩm chức năng được sản xuất trong nước hoặc có mục đích xuất khẩu.

Đối tượng áp dụng

  • Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm có đăng ký kinh doanh tại Việt Nam (gọi chung là thương nhân).

Nơi nhận thủ tục công bố tiêu chuẩn sản phẩm

  • Bộ Y tế (Cục an toàn vệ sinh thực phẩm)
công bố thực phẩm chức năng cho doanh nghiệp
Công bố thực phẩm chức năng cho doanh nghiệp

Hồ sơ, thủ tục công bố tiêu chuẩn sản phẩm

  • Bản công bố tiêu chuẩn sản phẩm
  • Bản tiêu chuẩn cơ sở do thương nhân ban hành.
  • Giấy đăng ký kinh doanh của thương nhân Việt Nam hoặc Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của công ty sản xuất nước ngoài (bản sao công chứng).
  • Tiêu chuẩn sản phẩm (Products Specification) của nhà sản xuất hoặc Phiếu kết quả kiểm nghiệm (về chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu chỉ điểm chất lượng và các chỉ tiêu vệ sinh liên quan) của nhà sản xuất hoặc của cơ quan kiểm định độc lập nước xuất xứ.
  • Nhãn sản phẩm hoặc ảnh chụp nhãn sản phẩm và dự thảo nội dung ghi nhãn phụ (có đóng dấu của thương nhân); Mẫu có gắn nhãn (nếu có yêu cầu để thẩm định).
  • Bản sao có công chứng nước ngoài hoặc trong nước của một trong các giấy chứng nhận sau (nếu có): Chứng nhận GMP (thực hành sản xuất tốt); Chứng nhận HACCP (hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn); hoặc giấy chứng nhận tương đương.
  • Bản sao biên lai nộp phí thẩm định hồ sơ và lệ phí cấp số chứng nhận cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận.
  • Bản sao Hợp đồng thương mại (nếu có).
  • Yêu cầu cụ thể đối với các loại thực phẩm đặc biệt:
  • Thực phẩm là sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ: Giấy chứng nhận lưu hành tựu do (Certificate of Free Sale) hoặc Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate) của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất xứ, trong đó có nội dung chứng nhận sản phẩm phù hợp với lứa tuổi hoặc đối tượng sử dụng.
  • Thực phẩm dinh dưỡng y học: thêm kết quả nghiên cứu lâm sàng về chức năng đó.
  • Thực phẩm dinh dưỡng qua ống xông: thêm kết quả nghiên cứu lâm sàng về an toàn trong sử dụng cho ăn qua ống xông và hiệu quả đối với sức khoẻ đối tượng được chỉ định.
  • Thực phẩm chức năng: thêm kết quả nghiên cứu lâm sàng hoặc tài liệu chứng minh về tác dụng đặc hiệu và tính an toàn thực phẩm.

Chú ý: Riêng đối với thực phẩm chiếu xạ, thực phẩm biến đổi gen, sản phẩm công nghệ mới hoặc trong thành phần có chứa nguyên liệu có nguồn gốc biến đổi gen, chiếu xạ trong hồ sơ công bố phải có bản sao giấy chứng nhận an toàn sinh học, an toàn chiếu xạ và thuyết minh quy trình sản xuất.