TƯ VẤN DỊCH VỤ TỰ CÔNG BỐ THỰC PHẨM
Thực phẩm thường là những thực phẩm có thể dùng cho mọi người, mọi đối tượng, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe và không có cách sử dụng đặc biệt nào. Tuy nhiên, doanh nghiệp muốn đưa thực phẩm ra thị trường tiêu thụ thì đều phải tiến hành tự công bố thực phẩm tại cơ quan quản lý nhà nước. Việc tự công bố thực phẩm thường cũng theo một trình tự, hồ sơ và thủ tục do pháp luật quy định. Hôm nay, Luật Bravolaw sẽ chia sẻ chi tiết công bố thực phẩm thường qua bài viết dưới đây!
Căn Cứ Pháp Lý
- Nghị định 55/2010/QH12 – Luật An Toàn Thực Phẩm 2010
- Nghị định 15/2018/NĐ-CP – Danh sách quy định một số điều của Luật An toàn thực phẩm
Tự công bố thực phẩm là gì?
Công bố thực phẩm là thủ tục doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh tự đăng ký thực phẩm đó với cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm cam kết đảm bảo rằng sản phẩm đó đã đạt tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, an toàn trong quá trình sử dụng cho người tiêu dùng.
Tại sao lại phải tự công bố thực phẩm
Theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, tất cả các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm có đăng ký kinh doanh tại Việt nam hoặc là đại diện công ty nước ngoài đưa thực phẩm lưu thông trên thị trường Việt Nam đều bắt buộc phải công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ. Các doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu thực phẩm chưa được công bố tiêu chuẩn chất lượng sẽ bị nộp phạt và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật ban hành.
Quy định trong luật công bố thực phẩm thường
Đối tượng cần thực hiện công bố thực phẩm thường
- Tổ chức hoặc cá nhân tổ chức kinh doanh, sản xuất thực phẩm đã có giấy phép kinh doanh tại Việt Nam.
- Đại diện của các công ty nước ngoài đưa thực phẩm vào lưu thông trong thị trường Việt Nam.
Sản phẩm cần được đăng ký công bố thực phẩm
Trong nghị định số 15/2018/NĐ-CP do Chính Phủ ban hành có nêu rõ những nhóm thực phẩm cần được tự đăng ký công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm với cơ quan chức năng nhà nước trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ bao gồm:
- Thực phẩm thường phục vụ ăn uống hằng ngày
- Thực phẩm tươi sống đã qua sơ chế,bảo quản lạnh
- Các loại nước uống, nước trái cây lên men, rượu bia, nước giải khát.
- Các loại bánh, mứt, kẹo , bột, tinh bột
- Dầu thực vật, sữa, sản phẩm từ sữa
- Dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
Xem thêm: Dịch vụ công bố thực phẩm chức năng
Điều kiện thực hiện tự công bố thực phẩm thường
Tự công bố thực phẩm là công việc bắt buộc đối với thực phẩm sản xuất trong nước và thực phẩm nhập khẩu trước khi đưa sản phẩm lưu hành trên thị trường.
Như vậy, những thực phẩm sản xuất trong nước và thực phẩm thường nhập khẩu đều phải tiến hành công bố trước khi đưa sản phẩm ra thị trường.
Tại sao phải tiến hành tự công bố thực phẩm thường
Công bố thực phẩm thường mục đích chính là để nâng cao lòng tin và uy tín của khách hàng đối với chất lượng thực phẩm của doanh nghiệp.
Công bố thực phẩm cũng là một điều kiện pháp lý quan trọng để sản phẩm doanh nghiệp lưu thông trên thị trường. Khi được công bố sẽ tạo uy tín trên thị trường hơn qua đó lấy được lòng tin cho khách hàng làm tăng doanh thu kinh doanh cho doanh nghiệp, nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.
Công bố thực phẩm giúp cho cơ quan quản lý nhà nước kiểm soát được chất lượng thực phẩm thường sản xuất trong nước cũng như nhập khẩu đang lưu hành trên thị trường Việt Nam.
Hồ sơ tự công bố thực phẩm thường
Đối với doanh nghiệp đang có sản phẩm là thực phẩm thường sản xuất trong nước
Giấy phép kinh doanh: 02 bản có công chứng, trong đó phải có ngành nghề bán buôn thực phẩm:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bản sao
- Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất đủ điều kiện An toàn thực phẩm theo quy định: 02 bản có công chứng;
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm về chỉ tiêu tùy thuộc vào loại thực phẩm mà doanh nghiệp đó sản xuất;
- Nhãn thực phẩm hoặc ảnh chụp nhãn sản phẩm của thực phẩm cần công bố và dự thảo nội dung ghi nhãn phụ (có đóng dấu của thương nhân); Mẫu có gắn nhãn nếu mẫu thực phẩm có yêu cầu để thẩm định;
- Mẫu sản phẩm của thực phẩm cần công bố;
- Kế hoạch kiểm soát chất lượng do doanh nghiệp xây dựng;
- Kế hoạch giám sát định kỳ đối với thực phẩm thường được công bố;
- Bản sao có công chứng nước ngoài hoặc trong nước của một trong các loại chứng nhận như: Chứng nhận GMP; HACCP hoặc giấy chứng nhận tương đương;
- Bản sao biên lai của doanh nghiệp nộp phí thẩm định hồ sơ và lệ phí cấp số chứng nhận cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận;
Đối với doanh nghiệp đang có sản phẩm là thực phẩm thường nhập khẩu
Giấy phép đăng ký kinh doanh, trong đó phải đăng ký ngành nghề bán buôn thực phẩm:
- Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất đủ điều kiện An toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;
- Chứng chỉ phù hợp với tiêu chuẩn HACCP hoặc tiêu chuẩn ISO 22000 cho thực phẩm cần công bố, hoặc bản cam kết an toàn thực phẩm theo quy định.
- Phiếu kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng đến ngày nộp hồ sơ công bố;
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) do cơ quan nhà nước của nước xuất khẩu có thẩm quyền cấp trong đó nội dung của giấy chứng nhận thể hiện sản phẩm an toàn với sức khỏe người tiêu dùng và phù hợp với pháp luật về thực phẩm (bản sao công chứng hoặc hợp pháp hóa lãnh sự);
- Nhãn thực phẩm hoặc ảnh chụp nhãn sản phẩm của thực phẩm tại nước xuất xứ cần công bố;
- Bản sao biên lai của doanh nghiệp nộp phí thẩm định hồ sơ và lệ phí cấp số chứng nhận cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận.
- Hợp đồng mua bán hoặc hóa đơn với đối tác.
Thủ tục tự công bố thực phẩm thường
Bước 1: Doanh nghiệp muốn công bố thực phẩm thường tiến hành nộp hồ sơ đã chuẩn bị đầy đủ ở phần trên.
- Đối với thực phẩm thường sản xuất trong nước thì nộp tại Chi cục An toàn thực phẩm;
- Đối với thực phẩm nhập khẩu thì nộp hồ sơ tại Cục An toàn vệ sinh thực phẩm thuộc Sở Y tế;
⇒ Lưu ý dành cho doanh nghiệp: Doanh nghiệp có thể nộp trực tiếp hoặc thực hiện công bố theo phương pháp trực tuyến. Nếu doanh nghiệp nộp trực tuyến thì doanh nghiệp tiến hành đăng ký tạo tài khoản và nộp hồ sơ tại website của Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bước 2: Sau khi doanh nghiệp nộp hồ sơ thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ mà doanh nghiệp đã nộp. Nếu hồ sơ của doanh nghiệp đã hợp lệ thì cơ quan chuyên ngành ban hành Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố cho doanh nghiệp công bố.
Nếu hồ sơ của doanh nghiệp đang thiếu hoặc có sai sót thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành thông báo cho doanh nghiệp; doanh nghiệp tiến hành bổ sung giấy tờ, thông tin đang thiếu.
Bước 3: Doanh nghiệp nhận phiếu tiếp nhận công bố thực phẩm thường. .
Quy trình tự công bố thực phẩm thường
Nộp hồ sơ. Nộp hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm qua đường bưu điện hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc đến trực tiếp cơ quan tiếp nhận hồ sơ
Thẩm định hồ sơ. Trong thời hạn từ 7 đến 21 ngày (tùy vào sản phẩm thực phẩm cần công bố) tính từ khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan chức năng có trách nhiệm thẩm định và cấp giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố thực phẩm theo mẫu 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP
Bổ sung, sửa đổi hồ sơ. Nếu không đồng ý với hồ sơ, cần phải sửa đổi bổ sung, cơ quan có văn bản nêu rõ lý do của yêu cầu. Sau 90 ngày kể từ khi có công văn yêu cầu sửa đổi bổ sung mà doanh nghiệp không đáp ứng yêu cầu thì hồ sơ sẽ không còn giá trị
Công bố chất lượng thực phẩm. Khi hồ sơ đã đạt yêu cầu, cơ quan chức năng có trách nhiệm công khai chất lượng sản phẩm trên website của mình và cơ sở dữ liệu về an toàn thực phẩm
Hoàn tất thủ tục. Doanh nghiệp nộp phí thẩm định hồ sơ theo quy định về phí và lệ phí của pháp luật hiện hành.
Chi phí thực hiện công bố thực phẩm thường
Theo quy định tại Thông tư số 149/2013/TT-BTC do Bộ Tài Chính ban hành quy định về mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm thì mỗi loại thực phẩm chức năng thực hiện công bố sẽ có chi phí khác nhau. Nếu bạn muốn biết thông tin chi tiết về chi phí công bố thực phẩm thường vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số Hotline: 1900 6296 để nhận được tư vấn và báo giá cụ thể.
Nộp hồ sơ công bố thực phẩm thường ở đâu?
Với thực phẩm thường nhập khẩu, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm: nộp tạo Bộ y tế – Cục an toàn thực phẩm
Thực phẩm sản xuất trong nước, dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng thực phẩm: nộp tại Sở y tế – Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm
Thực phẩm ăn liền từ bột, tinh bột, ngũ cốc, các sản phẩm nước giải khát, rượu bia: Sở Công Thương
Thực phẩm nước uống từ các loại sản phẩm nông nghiệp, các loại thịt, thủy hải sản: Chi cục nông lâm thủy hải sản – Sở Nông Nghiệp
Thời gian thực hiện công bố
Thông thường, thời gian thực hiện việc công bố thực phẩm khoảng từ 3-5 ngày làm việc không tính ngày nghỉ lễ.
Những lưu ý khi công bố thực phẩm thường
- Toàn bộ tài liệu trong hồ sơ phải còn hiệu lực và được thể hiện bằng tiếng Việt. Tất cả tài liệu hết hiệu lực sẽ bị trả về và không giải quyết dưới mọi lý do. Nếu có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì cần dịch thuật sang tiếng Việt và công chứng.
- Nếu cần đổi tên, xuất xứ, thành phần của loại thực phẩm đã được công bố thì phải công bố lại
- Với thực phẩm nhập khẩu, doanh nghiệp cần giữ lại invoice hoặc packing list khi nhập hàng mẫu về
- Trong Điều 8 Chương 2 của Nghị định số 38/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm có nếu rõ ràng hiệu lực của giấy công bố là 5 năm với sản phẩm của cơ sở có chứng chỉ về hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến. Ví dụ như HACCP, ISO22000 hoặc chứng chỉ tương đương. Với những cơ sở không có các chứng chỉ trên thì hiệu lực là 3 năm. Hết thời hạn hiệu lực nếu sản phẩm vẫn tiếp tục được lưu thông sẽ phải làm thủ tục công bố lại.
- Nếu không am hiểu về luật, nên nhờ sự hỗ trợ của đơn vị dịch vụ chuyên công bố chất lượng sản phẩm uy tín.
Dịch vụ tự công bố thực phẩm thường của Luật Bravolaw
Để quý khách hàng hiểu rõ hơn về dịch vụ công bố thực phẩm của Luật Bravolaw, chúng tôi xin đưa ra quy trình thực hiện từ khi tiếp nhận yêu cầu đến khi hoàn thành một cách chi tiết dưới đây.
- Tiếp nhận yêu cầu khách hàng
- Tư vấn toàn bộ các vấn đề pháp lý và các khía cạnh liên quan đến việc công bố sản phẩm của khách hàng
- Xem xét tài liệu, tư vấn về tính hợp pháp và hợp lệ của từng lài liệu khách hàng đã cung cấp
- Sửa đổi, bổ sung tài liệu chính xác
- Xây dựng chỉ tiêu xét nghiệm thực phẩm cần công bố, gửi mẫu đi xét nghiệm và nhận kết quả
- Hoàn tất hồ sơ, đại diện doanh nghiệp nộp hồ sơ, đóng phí đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Theo dõi quy trình thẩm định hồ sơ, giải quyết các vấn đề phát sinh
- Nhận kết quả từ phía cơ quan thẩm định công bố thực phẩm và gửi trả lại cho khách hàng.
Tại sao nên chọn dịch vụ công bố thực phẩm thường của Luật Bravolaw
Công ty Luật Bravolaw là một đơn vị có 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công bố chất lượng sản phẩm. Với đội ngũ nhân viên tận tình, chu đáo, có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm lâu năm, quý khách hàng sẽ nhanh chóng sở hữu giấy phép lưu hành sản phẩm thực phẩm trong thời gian sớm nhất.
Dịch vụ công bố thực phẩm thường của Luật Bravolaw bao gồm:
- Tư vấn các vấn đề liên quan đến việc làm thủ tục công bố, bao gồm quy định của pháp luật và thực tế thực hiện.
- Đánh giá chi tiết tính pháp lý các tài liệu khách hàng cung cấp
- Cung cấp biểu mẫu, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ
- Kiểm nghiệm sản phẩm thực phẩm miễn phí, chi phí thanh toán theo biên lai thu phí nhà nước
- Soạn thảo hồ sơ, nộp hồ sơ đến cơ quan nhà nước, theo dõi và nhận kết quả
- Cam kết hoàn thành các thủ tục đúng tiến độ, đúng hẹn.
- Hỗ trợ tư vấn miễn phí các vấn đề pháp lý khác cho doanh nghiệp ngay cả khi kết thúc dịch vụ.
Ngoài ra, khách hàng khi đến với Luật Bravolaw còn được kiểm nghiệm định kỳ sản phẩm, được tư vấn mọi vấn đề pháp lý liên quan đến việc làm tự công bố thực phẩm thường hoàn toàn miễn phí.
Trên đây là bài viết tư vấn về của Luật Bravolaw về hồ sơ, thủ tục, điều kiện quy trình thủ tục hồ sơ tự công bố thực phẩm thường. Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ công bố thực phẩm của chúng tôi vui lòng liên hệ Hotline: 1900 6296 nhé!, Chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7.
LUẬT BRAVOLAW
HOTLINE 19006296 – 0936690123