Kinh nghiệm tự công bố thực phẩm thường theo quy định pháp luật

Kinh nghiệp tự công bố thực phẩm thường theo quy định pháp luật

Công bố sản phẩm, hay được hiểu là công bố chất lượng sản phẩm là một trong các nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp. Trong đó, đây là việc các bên được quy định cần phải làm trước khi đưa sản phẩm nhập khẩu hoặc sản phẩm sản xuất trong nước lưu hành tự do trên thị trường Việt Nam. Nói cách khác, công bố chất lượng sản phẩm chính là việc các cá nhân, tổ chức cần phải làm để có trong tay giấy phép lưu hành sản phẩm trên thị trường.

Nhằm cung cấp cho quý khách hàng các thông tin cơ bản liên quan đến thủ tục thực hiện công bố sản phẩm (đăng ký công bố và tự công bố), trong bài viết dưới đây, BravoLaw chia sẻ kinh nghiệm tự công bố thực phẩm thường theo quy định pháp luật. Hãy cùng BravoLaw theo dõi tiếp những thông tin dưới đây nhé!

CĂN CỨ PHÁP LÝ

  • Luật An toàn thực phẩm 2010
  • Nghị định 15/2018/NĐ-CP, quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm.
  • Thông tư liên tịch số 34/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT, hướng dẫn ghi nhãn hàng hóa đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm bao gói sẵn.
  • Thông tư số 75/2020/TT-BTC, sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 279/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của bộ trưởng bộ tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm.

NHỮNG LƯU Ý KHI TỰ CÔNG BỐ THỰC PHẨM THƯỜNG THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT

Khi kê khai thông tin chi tiết về sản phẩm theo mẫu trên, doanh nghiệp cần phải lưu ý một số vấn đề sau đây:

Tên sản phẩm

Căn cứ Điều 6 Thông tư liên tịch Số: 34/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT hướng dẫn ghi nhãn hàng hóa đối với thực phẩm đã qua chế biến, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm bao gói sẵn lưu thông tại Việt Nam. Theo đó tên sản phẩm ghi trên nhãn do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm tự đặt phải đảm đảm các yêu cầu sau đây:

  • Không được làm sai lệch hoặc gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng về bản chất, công dụng của thực phẩm, nguyên liệu, phụ gia thực phẩm…
  • Nếu tên sản phẩm có kèm danh từ riêng hoặc thương hiệu công ty, nhãn hiệu hàng hóa thì phải ghi chú rõ chữ “hiệu” vào ngay sau tên gọi chính
  • Tên sản phẩm nhập khẩu được giữ nguyên nhưng phải ghi thêm tên nhóm thực phẩm kèm tên chữ bằng tiếng nước ngoài hoặc phiên âm ra tiếng Việt
  • Tên sản phẩm có thể kèm những từ ngữ hỗ trợ khác, giúp người tiêu dùng hiểu đúng về bản chất và điều kiện tự nhiên của sản phẩm
  • Trường hợp tên sản phẩm hoặc một phần tên gọi là nguyên liệu trong thành phần cấu tạo thì thành phần đó phải được ghi định lượng gần tên sản phẩm ở vị trí dễ nhìn thấy bằng mắt thường hoặc trong phần liệt kê thành phần cấu tạo.

Thành phần cấu tạo

  • Đây được xem là mục khá quan trọng trong hồ sơ công bố chất lượng sản phẩm thực phẩm
  • Tất cả thành phần cấu tạo phải được ghi trên nhãn sản phẩm, trừ sản phẩm có duy nhất một phần cấu tạo.
  • Thành phần cấu tạo được ghi theo thứ tự giảm dần theo khối lượng hoặc tỷ lệ phần trăm của mỗi thành phần. Phải ghi cụm từ “Thành phần” trước các thành phần được liệt kê.
  • Trường hợp một thành phần của sản phẩm là một hỗn hợp gồm từ hai thành phần khác trở lên thì phải liệt kê thành phần hỗn hợp đó trong dấu ngoặc đơn và theo thứ tự giảm dần về khối lượng. Trường hợp thành phần hỗn hợp chiếm dưới 5% khối lượng của sản phẩm cuối cùng thì không phải công bố thành phần hỗn hợp đó, trừ các phụ gia thực phẩm có chức năng công nghệ đối với sản phẩm cuối cùng.
  • Đối với thực phẩm có chứa từ (01) một thành phần hoặc một vài các thành phần dưới đây thì phải công bố trên nhãn hàng hóa sự có mặt của thành phần đó:
  • Ngũ cốc và thức ăn làm từ hạt ngũ cốc có chứa gluten; ví dụ như lúa mì, lúa mì spenta, lúa mạch, lúa mạch đen, yến mạch hoặc các giống lai và các sản phẩm của chúng.
  • Loài giáp xác và các sản phẩm từ loài giáp xác
  • Trứng và các sản phẩm trứng
  • Thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản
  • Lạc, đậu tương và các sản phẩm của chúng
  • Sữa và các sản phẩm sữa (bao gồm cả lactose – đường sữa)
  • Quả hạch và các sản phẩm từ quả hạch
  • Sunfit (muối của axit sunfurơ) có nồng độ 10mg/kg
  • Nước cho vào thực phẩm cũng phải được liệt kê trong thành phần cấu tạo trừ trường hợp một phần của nguyên liệu ở dạng nước như nước mặn, siro hoặc canh được sử dụng trong thực phẩm hỗn hợp nguyên liệu dễ bay hơi trong quá trình sản xuất thì không cần phải liệt kê trong thành phần cấu tạo.
  • Đối với các phụ gia thực phẩm có tên trong Danh mục các chất phụ gia thực phẩm được phép sử dụng, khi kê khai thành phần cấu tạo của hồ sơ công bố chất lượng sản phẩm thực phẩm phải ghi tên nhóm tương ứng cùng với tên cụ thể hoặc mã số quốc tế INS.
  • Phụ gia thực phẩm thuộc nhóm hương liệu và các chất tạo hương; các loại tinh bột biến tính thuộc danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử dụng trong thực phẩm thì sử dụng tên nhóm tương ứng. Việc sử dụng từ ngữ “hương liệu” để ghi nhãn thường phải kèm theo một trong số hoặc đồng thời các cụm từ “tự nhiên”, “giống tự nhiên”, “tổng hợp” hay “nhân tạo”.

Tên và địa chỉ của thương nhân chịu trách nhiệm về sản phẩm

  • Đối với thực phẩm nhập khẩu: ghi rõ tên và địa chỉ của tổ chức, các nhân đứng tên công bố sản phẩm.
  • Đối với sản phẩm sản xuất trong nước
  • Trường hợp sản phẩm sản xuất trong nước ngay tại địa điểm khác, ngoài nơi đăng ký kinh doanh những mảng cùng thương hiệu do các cơ sở này sản xuất thì kê khai tên và địa chỉ cơ sở sản xuất ra sản phẩm đó hoặc tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân đứng tên công bố sản phẩm.
  • Trường hợp sản phẩm do hai hay nhiều tổ chức, cá nhân cùng sản xuất thì kê khai tên và địa chỉ cơ sở thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện sản phẩm trước khi đưa vào lưu thông.
  • Trường hợp muốn ghi thêm tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân khác nhằm quảng cáo.

NHỮNG LƯU Ý KHI TỰ CÔNG BỐ SẢN PHẨM NHẬP KHẨU THEO NGHỊ ĐỊNH 15/2018/NĐ–CP CỦA CHÍNH PHỦ

Theo nghị định 15/2018/NĐ-CP thì tất cả các sản phẩm nhập khẩu về Việt Nam đều phải tiến hành thủ tục tự công bố sản phẩm nhập khẩu (TCB sản phẩm nhập khẩu) hoặc đăng ký bản công bố sản phẩm. Thủ tục này được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải thực hiện trước khi nhập khẩu, lưu thông trên thị trường.

Việc thực hiện thủ tục TCB sản phẩm nhập khẩu là một phương thức quản lý mang tính đổi mới. Chuyển từ hình thức tiền kiểm sang hậu kiểm. Đặc biệt giúp nâng cao tính trách nhiệm, đạo đức của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, nhập khẩu sản phẩm thực phẩm.

Đối tượng phải làm tự công bố sản phẩm nhập khẩu

Các sản phẩm nhập khẩu phải thực hiện Bản tự công bố sản phẩm như sau:

  • Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn.
  • Phụ gia thực phẩm – Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm.
  • Dụng cụ chứa đựng thực phẩm – Vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.

Ngoại trừ các sản phẩm sau phải thực hiện đăng ký công bố sản phẩm theo đúng quy định tại Cục An toàn thực phẩm hoặc Chi cục/Ban quản lý của địa phương:

  • Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm chức năng
  • Thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt (Như thực phẩm dành cho người ăn kiêng, người già, người có những bệnh lý như tiểu đường, cao huyết áp).
  • Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ từ 0 – 36 tháng tuổi.
  • Phụ gia thực phẩm, hương liệu thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm, Hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định.

Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ Tự công bố sản phẩm nhập khẩu

Kiểm nghiệm sản phẩm

Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Kết quả kiểm nghiệm phải còn thời hạn trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
  • Được kiểm tại phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận, phù hợp ISO 17025.
  • Gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành (Nếu đã có quy chuẩn/tiêu chuẩn tương ứng). Hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố.
  • Thể hiện đúng các thông tin: tên đơn vị, địa chỉ, tên sản phẩm… của đơn vị đứng ra công bố sản phẩm nhập khẩu.

Bản tự công bố sản phẩm nhập khẩu

Hồ sơ công bố chuẩn bi theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP: Mẫu số 01

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-

BẢN TỰ CÔNG BỐ SẢN PHẨM

Số: ………………./Tên doanh nghiệp/Năm công bố

  1. Thông tin về tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm

Tên tổ chức, cá nhân: …………………………………………………………………………………..

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………

Điện thoại: ………………………… Fax: ……………………………………………………..

E-mail………………………………………………………………………………………………………..

Mã số doanh nghiệp: 

Số Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP: ……………….. Ngày Cấp/Nơi cấp: ……………. (đối với cơ sở thuộc đối tượng phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định)

  1. Thông tin về sản phẩm
  2. Tên sản phẩm: …………………………………………………………………………………………
  3. Thành phần: ……………………………………………………………………………………………
  4. Thời hạn sử dụng sản phẩm: ……………………………………………………………………..
  5. Quy cách đóng gói và chất liệu bao bì: ……………………………………………………….
  6. Tên và địa chỉ cơ sở sản xuất sản phẩm (trường hợp thuê cơ sở sản xuất):………………………………………………………………………………………………………….

III. Mẫu nhãn sản phẩm (đính kèm mẫu nhãn sản phẩm hoặc mẫu nhãn sản phẩm dự kiến)

  1. Yêu cầu về an toàn thực phẩm

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm theo:

  • Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia số:
  • Thông tư của các bộ, ngành;
  • Quy chuẩn kỹ thuật địa phương; 
  • Tiêu chuẩn Quốc gia (trong trường hợp chưa có các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Thông tư của các Bộ ngành, Quy chuẩn kỹ thuật địa phương); hoặc
  • Tiêu chuẩn của Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (Codex), Tiêu chuẩn khu vực, Tiêu chuẩn nước ngoài (trong trường hợp chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Thông tư của các bộ ngành, Quy chuẩn kỹ thuật địa phương, Tiêu chuẩn quốc gia); 
  • Tiêu chuẩn nhà sản xuất đính kèm (trong trường hợp chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Thông tư của các bộ ngành, Quy chuẩn kỹ thuật địa phương, Tiêu chuẩn quốc gia, Tiêu chuẩn của Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (Codex), Tiêu chuẩn khu vực, Tiêu chuẩn nước ngoài).

Chúng tôi xin cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm và hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính pháp lý của hồ sơ công bố và chất lượng, an toàn thực phẩm đối với sản phẩm đã công bố.

 

  ……………, ngày…. tháng…. năm……..
ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
(Ký tên, đóng dấu)

 

Công bố thông tin đăng ký công bố sản phẩm nhập khẩu

Đầu tiên doanh nghiệp tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng. Hoặc trang thông tin điện tự của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của doanh nghiệp. (nếu doanh nghiệp đã có website hoặc các kênh tương tự).

Sau đó, nộp 1 bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến Cơ quan quản lý của địa phương. Cơ quan quản lý sẽ đăng tải thông tin về tên cơ sở, tên sản phẩm và ngày tiếp nhận trên trang thông tin điện tử của mình. Nhằm cung cấp thông tin cho các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan. Và cũng như cho người tiêu dùng được biết

Chịu trách nhiệm trước pháp luật

Một điểm quan trọng mà doanh nghiệp cần lưu ý là ngay sau khi tự công bố sản phẩm, doanh nghiệp được quyền nhập khẩu và kinh doanh sản phẩm. Đồng thời phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự an toàn của sản phẩm đó.

Do đó, cần thực hiện bản tự công bố sản phẩm nhập khẩu một cách rõ ràng, chi tiết, chính xác và đầy đủ nhất để tránh các trường hợp rủi ro về sau này.

Như vậy để có một quá trình tự công bố sản phẩm nhập khẩu thuận lợi cũng như hoàn thành thủ tục tự công bố sản phẩm mà không gặp những khó khăn thì doanh nghiệp nên lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Doanh nghiệp cần xác định đúng về đối tượng sản phẩm tự công bố cũng như thực hiện đúng quy định về biểu mẫu theo nghị định 15/2018/NĐ-CP.
  • Tài liệu nộp kèm phải có hiệu lực: Phiếu kiểm nghiệm phải còn thời hạn trong 12 tháng. Phiếu phải kiếm đủ các chỉ tiêu an toàn và thể hiện đúng tên cơ sở, địa chỉ của doanh nghiệp thực hiện tự công bố. Cũng như phải đúng tên sản phẩm so với tên sản phẩm trên bản tự công bố.
  • Sử dụng tiếng Việt cho hồ sơ tự công bố sản phẩm: Các tài liệu trong hồ sơ tự công bố phải được thể hiện bằng Tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng. Lưu ý: tài liệu công chứng phải còn hiệu lực tại thời điểm tự công bố.
  • Đối với các sản phẩm thực hiện tự công bố: tên và địa chỉ công ty trên kết quả kiểm nghiệm của sản phẩm phải đúng với tên công ty đứng ra tự công bố sản phẩm. Không sử dụng kết quả kiểm nghiệm sản phẩm của công ty là nhà sản xuất hoặc nhập khẩu.
  • Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì doanh nghiệp phải tự công bố lại sản phẩm. Các trường hợp có sự thay đổi khác, doanh nghiệp thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ qua quản lý nhà nước có thẩm quyền. Và được phép sản xuất kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông báo.

CHI PHÍ CÔNG BỐ SẢN PHẨM

Các vấn đề về chi phí công bố sản phẩm, chi phí làm công bố sản phẩm được quy định tại Thông tư số 75/2020/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 279/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm năm 2023 gồm các mức phí phải nộp sau:

Chi phí, lệ phí công bố sản phẩm đối với sản phẩm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm: 

STT Loại phí Mức thu
I Phí thẩm định cấp phép lưu hành, nhập khẩu, xác nhận, công bố trong lĩnh vực an toàn thực phẩm
1 Thẩm định hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi 1.500.000 đồng/lần/sp
2 Thẩm định hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đối với phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh sách mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định 500.000 đồng/lần/sp
3 Xác nhận lô hàng thực phẩm nhập khẩu (Chưa bao gồm chi phí kiểm nghiệm)
  • Đối với kiểm tra thông thường
300.000 đồng/lô hàng
  • Đối với kiểm tra chặt
1.000.000 đồng/lô hàng + (số mặt hàng  x 100.000 đồng, từ mặt hàng thứ 2). Tối đa 10.000.000 đồng/lô hàng
4 Thẩm định hồ sơ đăng ký lưu hành bộ xét nghiệm nhanh thực phẩm 3.000.000 đồng/lần/bộ xét nghiệm
II Phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu (GCN lưu hành tự do, GCN xuất khẩu, GCN y tế) 1.000.000 đồng/lần/GCN

 

Chi phí, lệ phí công bố sản phẩm đối với sản phẩm trong lĩnh vực dược, mỹ phẩm

STT Tên phí, lệ phí Đơn vị Mức thu (đồng)
I Phí thẩm định cấp phép lưu hành, nhập khẩu, xác nhận, công bố trong lĩnh vực dược phẩm, mỹ phẩm
1 Thẩm định xác nhận nội dung thông tin, quảng cáo thuốc, mỹ phẩm Hồ sơ 1.600.000
2 Thẩm định cấp phép lưu hành đối với thuốc, nguyên liệu làm thuốc
2.1 Thẩm định cấp phép lưu hành đối với thuốc và nguyên liệu làm thuốc đối với đăng ký lần đầu, đăng ký lại Hồ sơ 5.500.000
2.2 Thẩm định cấp phép lưu hành thuốc và nguyên liệu làm thuốc đối với đăng ký gia hạn Hồ sơ 3.000.000
2.3 Thẩm định cấp phép lưu hành đối với hồ sơ đăng ký thay đổi/ bổ sung thuốc, nguyên liệu làm thuốc đã có giấy phép lưu hành (thay đổi lớn, thay đổi nhỏ (bao gồm thay đổi nhỏ cần phê duyệt và thay đổi theo hình thức thông báo)) Hồ sơ 1.000.000
3 Thẩm định cấp giấy phép nhập khẩu thuốc thành phẩm chưa có số đăng ký (trừ trường hợp nhập khẩu thuốc hiếm, thuốc cho nhu cầu điều trị đặc biệt, thuốc phòng chống dịch, thiên tai, thuốc cho các chương trình y tế, thuốc viện trợ, thuốc phi mậu dịch, thuốc làm mẫu đăng ký, mẫu kiểm nghiệm, thuốc cho thử lâm sàng, thử tương đương sinh học,…) Mặt hàng 800.000
4 Thẩm định công bố sản phẩm mỹ phẩm, công bố tiêu chuẩn dược liệu Mặt hàng 500.000

MỘT SỐ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ THỦ TỤC CÔNG BỐ SẢN PHẨM

Tự công bố sản phẩm và đăng ký sản phẩm khác nhau như thế nào?

Tự công bố sản phẩm là cá nhân, tổ chức tự làm hồ sơ và công khai lên các trang thông tin được quy định và Công bố sản phẩm đăng ký phải thông qua cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Có thể tự công bố sản phẩm với sản phẩm chức năng được không?

Bộ Y tế quy định Thực phẩm chức năng (functionals food) hay hiểu phổ biến là thực phẩm dinh dưỡng bổ sung (dietary supplement) là thực phẩm có chức năng liên quan, hỗ trợ cho công việc chữa bệnh, hỗ trợ cho thuốc hay dinh dưỡng, nâng cao thể trạng cơ thể. Bao gồm các dạng:

– Thực phẩm bổ sung (Supplemented Food) là thực phẩm thông thường được bổ sung vì chất và các yếu tố có lợi cho sức khỏe.

– Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (Health Supplement, Food Supplement, Dietary Supplement).

– Thực phẩm dinh dưỡng y học còn gọi là thực phẩm dinh dưỡng dùng cho mục đích y tế đặc biệt (Food for Special Medical Purposes, Medical Food)

– Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt (Food for Special Dietary Uses) dùng cho người ăn kiêng, người già và các đối tượng đặc biệt khác.

Thông tư số 43/2014/TT-BYT quy định về Quản lý thực phẩm chức năng chỉ rõ thực phẩm phải được công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và đăng ký bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm tại Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm) trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường cho nên không được phép tự công bố thực phẩm chức năng.

Thời gian thực hiện công bố sản phẩm bao lâu?

Thời gian thực hiện tự công bố sản phẩm

Đối với hồ sơ tự công bố: Thời gian khoảng từ 10 – 15 ngày làm việc kể từ khi bắt đầu kiểm nghiệm cho đến khi cơ quan chức năng đăng tải lên website quản lý.

Thời gian thực hiện đăng ký công bố thực phẩm

Đối với hồ sơ phải đăng ký công bố sản phẩm: Thời gian khoảng từ 30 – 60 ngày làm việc kể từ khi bắt đầu kiểm nghiệm cho đến khi ra bản công bố.

Trên đây là ý kiến tư vấn sơ bộ của BravoLaw dựa trên quy định pháp luật hiện hành tại thời điểm tư vấn. Để được tư vấn chi tiết, giải quyết cho từng trường hợp cụ thể, quý khách hàng vui lòng gọi hotline: 1900 6296 hoặc gửi email: [email protected] để được Chuyên viên tư vấn chi tiết.