Việc triển khai hiệu quả hệ thống quản lý an toàn bảo mật thông tin theo tiêu chuẩn ISO/IEC 27001:2013, tức hệ thống quản lý an toàn thông tin (ISMS) là một giải pháp quan trọng, hiệu quả để bảo vệ tài sản thông tin và hoạt động của các tổ chức. Hệ thống quản lý an toàn thông tin mang lại cho tổ chức những lợi ích về bảo vệ tài sản thông tin một cách thích hợp, thành lập nền tảng vững chắc cho chính sách bảo mật thông tin, khuếch trương hình ảnh và nâng cao vị thế cho tổ chức. Nhận thức rõ lợi ích của ISO/ IEC 27001, nhiều tổ chức, trong đó nổi bật là các công ty phần mềm và Tập đoàn, tổng công ty đã đón nhận chứng chỉ này.
TỔNG QUAN VỀ TIÊU CHUẨN ISO 27001
Tùy thuộc vào quy mô và lĩnh vực hoạt động, mỗi tổ chức có thể có các phương thức tiếp cận khác nhau để xây dựng Hệ thống quản lý An toàn thông tin (ATTT) phù hợp. ISO 27001 đề cập khá đầy đủ các yêu cầu đảm bảo ATTT của một tổ chức.
Theo tiêu chuẩn ISO/IEC 27001: 2013. Thông tin và các hệ thống, quy trình, cán bộ liên quan đều là tài sản của tổ chức. Tất cả các tài sản đều có giá trị trong tổ chức và cần được bảo vệ thích hợp. Do thông tin tồn tại và được lưu trữ dưới nhiều hình thức khác nhau. Tổ chức phải có các biện pháp bảo vệ phù hợp để hạn chế rủi ro.
Bên cạnh những rủi ro về ATTT do bị tấn công phá hoại có chủ đích. Tổ chức cũng có thể gặp phải những rủi ro đối với thông tin. Nếu các quy trình quản lý, vận hành không đảm bảo; Việc quản lý quyền truy cập chưa được kiểm tra và xem xét định kỳ; Nhận thức của nhân viên trong việc sử dụng và trao đổi thông tin chưa đầy đủ…. Do đó, ngoài các biện pháp kỹ thuật, tổ chức cần xây dựng và áp dụng các chính sách, quy định, quy trình vận hành phù hợp để giảm thiểu rủi ro.
LỢI ÍCH CỦA TIÊU CHUẨN ISO 27001
Tiêu chuẩn này sẽ giúp tổ chức thực hiện việc kiểm soát và định hướng cho các hoạt động đảm bảo ATTT. Việc Hệ thống vận hành tốt sẽ giúp công tác đảm bảo ATTT tại tổ chức được duy trì liên tục, được xem xét đánh giá định kỳ và không ngừng cải tiến để đối phó với các rủi ro mới phát sinh. Các hoạt động đảm bảo ATTT trong tổ chức sẽ mang tính hệ thống, giảm sự phụ thuộc vào cán bộ thực thi và luôn được xem xét, đánh giá để nâng cao hiệu quả.
>>> Dịch vụ tư vấn, chứng nhận ISO 9001-2015 cho doanh nghiệp
ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG ISO 27001
Tiêu chuẩn ISO 27001 áp dụng cho tất cả các tổ chức, không phân biệt quy mô, địa điểm. Đây là tiêu chuẩn mang tính chất tự nguyện, tập trung vào việc thiết lập, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý bảo mật thông tin.
QUY TRÌNH ÁP DỤNG ISO 27001:2013 VÀO DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ
Tại mỗi doanh nghiệp, việc xây dựng, triển khai ISMS có những giải pháp khác nhau. Nó phụ thuộc vào quy mô, đặc trưng của tổ chức cũng như yêu cầu của tổ chức đó. Tuy nhiên, khi triển khai Hệ thống quản lý an toàn thông tin theo ISO 27001. Mỗi tổ chức cần phải thực hiện các bước cơ bản sau để đạt được chứng nhận ISO 27001:
Bước 1: Khảo sát hiện trạng của tổ chức
Khảo sát nhằm nắm bắt được thực trạng quản lý ATTT tại tổ chức đó. Đồng thời nắm bắt yêu cầu, mong muốn của Lãnh đạo cho việc quản lý ATTT.
Bước 2: Lập kế hoạch xây dựng ISMS
Trên cơ sở kết quả khảo sát hiện trạng của Doanh nghiệp. BRAVOLAW sẽ đề xuất kế hoạch để xây dựng ISMS cho phù hợp với thực tế của tổ chức.
Bước 3: Xây dựng hệ thống tài liệu và triển khai áp dụng
Xây dựng các chính sách, quy định, quy trình về ATTT và ban hành các văn bản này. Sau khi ban hành, sẽ thực hiện áp dụng các yêu cầu, điều khoản của chính sách, quy định vào hệ thống CNTT với phạm vi đã được đưa ra trong văn bản ban hành.
Bước 4: Thực hiện đánh giá nội bộ trong tổ chức
Việc này giúp phát hiện các điểm không phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn, chính sách, quy định. Từ đó, các tổ chức đưa ra kế hoạch khắc phục các điểm không phù hợp. Đồng thời, giai đoạn này cũng chuẩn bị cho việc đánh giá độc lập của một tổ chức đánh giá cấp chứng nhận chuyên nghiệp.
Bước 5: Đánh giá chứng nhận
Tổ chức đánh giá độc lập sẽ thực hiện đánh giá hệ thống ISO 27001 của đơn vị. Việc đánh giá xem Doanh nghiệp có đáp ứng các yêu cầu bắt buộc của tiêu chuẩn hay không. BRAVOLAW sẽ tiến hành cấp Chứng nhận Hệ thống quản lý ATTT nếu đơn vị này đáp ứng điều kiện.
QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN ISO 27001
Quy trình chứng nhận ISO 27001 của BRAVOLAW thực hiện qua các bước sau. Các bước thực hiện như vậy đảm bảo việc chứng nhận mang tính khách quan, đúng theo yêu cầu của tiêu chuẩn.
Bước 1: Trao đổi thông tin
Mục đích trao đổi thông tin giữa tổ chức chứng nhận và khách hàng nhằm đảm bảo rằng các thông tin được trao đổi trước đó giữa 02 bên thống nhất, đảm bảo việc đánh giá chứng nhận đúng theo yêu cầu của Tiêu chuẩn và của khách hàng. Các thông tin cần trao đổi bao gồm:
– Các yêu cầu cơ bản của việc chứng nhận.
– Các bước của thủ tục chứng nhận.
– Tiêu chuẩn ứng dụng.
– Các chi phí dự tính.
– Chương trình kế hoạch làm việc
Bước 2: Chuẩn bị và nộp hồ sơ
– Xây dựng hệ thống tài liệu phù hợp chứng nhận ISO 27001
– Soạn bộ hồ sơ đầy đủ đăng ký chứng nhận
– Nộp hồ sơ và bàn giao chứng nhận đến tận tay khách hàng.
LỢI ÍCH KHI ÁP DỤNG ISO 27001
– Bảo vệ tính toàn vẹn của thông tin, không để rơi vào tay người lạ hay bị thất lạc thông tin.
– Phát hiện sớm các rủi ro mà hệ thống thông tin phải đối mặt. Từ đó có các biện pháp phù hợp và kịp thời.
– Nâng cao sự tin cậy từ đối tác, khách hàng.
– Giảm thiểu thời gian gián đoạn nếu có sự cố an ninh xảy ra.
– Mang lại cho đội ngũ nhân viên một phong cách làm việc mới. Hiện đại, năng động và có tính kỷ luật cao.
– Tăng cường khả năng cạnh tranh, nâng cao hình ảnh thương hiệu của đơn vị.
Trên đây, Bravolaw đã chia sẻ đến bạn những thông tin quy định về Tư vấn chứng nhận 27001 cho công ty phần mềm, công nghệ nếu thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0919791169 để được tư vấn nhanh chóng.