Tư vấn dịch vụ đăng ký công nhận lưu hành phân bón

luu hanh phan bon

Phân bón được ví như là “thuốc bổ” cho cây trồng, có tác dụng cung cấp các dinh dưỡng thiết yếu cho cây phát triển, mỗi giai đoạn cây cần bổ sung loại phân bón khác nhau để cung cấp các chất dinh dưỡng khác nhau cho cây. Chính vì tầm quan trọng của phân bón đối với cây trồng mà pháp luật nước ta đã có quy định chặt chẽ đối với việc sản xuất kinh doanh, nhập khẩu phân bón lưu hành tại thị trường Việt Nam. Theo Nghị định 84/2019/NĐ-CP thì tổ chức cá nhân sản xuất kinh doanh, nhập khẩu phân bón trước khi lưu thông phân bón tại Việt Nam bắt buộc phải đăng ký công nhận lưu hành phân bón , để đảm bảo rằng phân bón có tác dụng cung cấp các dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng và chắc chắn rằng chúng không gây hại đến con người.
Nếu bạn dự định hoặc đang sản xuất kinh doanh, nhập khẩu phân bón mà không biết quy định về việc đăng ký công nhận lưu hành phân bón như thế nào, hồ sơ quy trình ra sao thì hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.

-Phân bón hữu cơ

-Phân bón vô cơ

-Phân đơn

-Các loại phân bón: DAP, MOP, SA, URE, NPK,Kali,Khumic, Phân bón vi lượng, phân bón đa lượng, phân hữu cơ vi sinh, phân bón hữu cơ khoáng,phân bón hữu cơ sinh học, phân bón lá, phân bón rễ.

1. Đăng ký công nhận lưu hành phân bón là gì?

– Chính phủ ban hành nghị định 84/2017/NĐ-CP về quản lý phân bón, theo đó kể từ ngày 14/11/2019 thì mọi cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu phân bón trước khi lưu thông phân bón của mình ra thị trường bắt buộc phải xin quyết định công nhận lưu hành phân bón.
– Có hai hình thức công nhận lưu hành phân bón là công nhận lần đầu và công nhận lại
+ Công nhận lần đầu:
(i) Phân bón được nghiên cứu hoặc tạo ra trong nước;
(ii) Phân bón được nhập khẩu lần đầu vào Việt Nam;
(iii) Phân bón đã được công nhận lưu hành đăng ký thay đổi chỉ tiêu chất lượng.
+ Công nhận lại:
(i) Phân bón hết thời gian lưu hành;
(ii) Thay đổi thông tin tổ chức, cá nhân có phân bón đã được công nhận lưu hành; mất, hư hỏng Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam;
(iii) Chuyển nhượng tên phân bón;
(iv) Thay đổi tên phân bón đã được công nhận lưu hành.

huong-dan-dang-ky-luu-hanh-hop-chuan-hop-quy
Tư vấn công bố hợp chuẩn hợp quy phân bón hữu cơ

Bạn có thể xem thêm bài viết liên quan: Dịch vụ cấp giấy chứng nhận ISO 9001:2015

2. Phân bón không được công nhận lưu hành và hủy bỏ quyết định lưu hành

– Cơ quan có thẩm quyền có thể từ chối không công nhận lưu hành cho hồ sơ đăng ký công nhận lưu hành phân bón của tổ chức cá nhân trong các trường hợp sau:
+ Có chứa các yếu tố gây hại vượt mức giới hạn tối đa theo quy định tại các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Tiêu chuẩn quốc gia hoặc theo quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 84/2019/NĐ-CP trong thời gian chưa có Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Tiêu chuẩn quốc gia và các quy định khác có liên quan;
+ Có bằng chứng khoa học về phân bón có nguy cơ cao gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, môi trường;
+ Trùng tên với phân bón khác đã được Cục bảo vệ thực vật công nhận lưu hành.
– Sau khi được công nhận phân bón lưu hành tịa Việt Nam, cơ quan có thẩm quyền có thể hủy bỏ Quyết định công nhận phân bón lưu hành đối với các trường hợp sau:
– Có bằng chứng khoa học chứng minh phân bón có nguy cơ cao gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, môi trường;
– Phát hiện tổ chức, cá nhân sử dụng tài liệu giả hoặc cung cấp thông tin trong tài liệu không đúng với phân bón đề nghị công nhận lưu hành;
– Phân bón đã được công nhận lưu hành nhưng hết thời gian lưu hành mà không công nhận lại.

3. Hồ sơ đăng ký công nhận lần đầu phân bón lưu hành tại Việt Nam

Doanh nghiệp tiến hành chuẩn bị các giấy tờ sau để công nhận lưu hành phân bón trước khi sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu phân bón và lưu thông phân bón tại Việt Nam:
– Đơn đề nghị công nhận phân bón lưu hành tại thị trường Việt Nam;
– Bản thông tin chung về phân bón do nhà sản xuất cung cấp bao gồm: loại phân bón, chỉ tiêu chất lượng chính, hàm lượng yếu tố hạn chế trong phân bón, công dụng, hướng dẫn sử dụng, thông tin chung về tình hình xuất khẩu, nhập khẩu phân bón;
– Bản chính báo cáo kết quả khảo nghiệm phân bón;
– Mẫu nhãn phân bón.

4. Trình tự thủ tục công nhận lần đầu phân bón lưu hành

– Bước 1: Nộp hồ sơ
Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đến Cục Bảo vệ thực vật.
– Bước 2: Kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ
Cục Bảo vệ thực vật tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc. Nếu hồ sơ không hợp lệ phải thông báo cho tổ chức, cá nhân để bổ sung hồ sơ.
– Bước 3: Thẩm định hồ sơ và thông báo kết quả
Cục Bảo vệ thực vật thẩm định hồ sơ và công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam. Ban hành Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam nếu hồ sơ đáp ứng các quy định về phân bón; trường hợp không ban hành Quyết định công nhận phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Thời gian giải quyết: 03 tháng kể từ ngày Cục bảo vệ thực vật nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5. Hồ sơ công nhận lại

Phân bón sau khi hết thời gian lưu hành phải tiến hành đăng ký công nhận lưu hành lại, hồ sơ đăng ký công nhận lại đối với phân bón hết thời gian lưu hành bao gồm:
– Đơn đề nghị công nhận lại phân bón lưu hành tại Việt Nam.
– Thông báo tiếp nhận công bố hợp quy;
– Mẫu nhãn phân bón đang lưu thông.

6. Trình tự thủ tục công nhận lại

– Bước 1: Nộp hồ sơ
Trước khi hết thời gian lưu hành 03 tháng hoặc có nhu cầu thay đổi tên phân bón, chuyển nhượng tên phân bón, thay đổi thông tin liên quan; mất, hư hỏng Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân hồ sơ đến Cục bảo vệ thực vật.
– Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ
Trong thời hạn 03 ngày làm việc. Nếu hồ sơ không hợp lệ thì Cục bảo vệ thực vật báo cho tổ chức, cá nhân để bổ sung hồ sơ.
– Bước 3: Thẩm định hồ sơ và công nhận lại phân bón lưu hành tại Việt Nam
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Cục bảo vệ thực vật ban hành Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam nếu hồ sơ đáp ứng quy định. Trường hợp không ban hành quyết định công nhận phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

7. DỊCH VỤ TƯ VẤN CÔNG NHẬN LƯU HÀNH PHÂN BÓN CỦA BRAVOLAW

Công ty tư vấn luật Bravolaw cung cấp các dịch vụ tư vấn, thực hiện các thủ tục liên quan tới việc sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu phân bón như: công nhận lưu hành phân bón, khảo nghiệm phân bón, xin giấy phép nhập khẩu phân bón, xin Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón,… và các dịch vụ pháp lý khác.

Hotline 19006296 – Công ty tư vấn luật Bravolaw tự hào là công ty có nhiều năm kinh nghiệm tư vấn các thủ tục pháp lý.

Luật BRAVOLAW

Hotline: 19006296- 0919791169