Hiện nay có rất nhiều loại trà thảo mộc xuất hiện trên thị trường với nhiều công dụng khác nhau, người tiêu dùng sử dụng trà thảo mộc để bảo vệ sức khỏe nên sự ưu tiên hàng đầu của họ trước khi lựa chọn trà thảo mộc là nguồn gốc và vệ sinh an toàn thực phẩm. Họ sẽ không mua trà thảo mộc không đảm bảo vệ sinh để bảo vệ sức khỏe của họ được.
Để bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng và giúp Doanh nghiệp tạo được lòng tin với khách hàng, pháp luật nước ta đã quy định các cơ sở sản xuất, kinh doanh trà thảo mộc phải xin Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây điều kiện bắt buộc phải có trước khi tiến hành sản xuất kinh doanh trà thảo mộc nói riêng và thực phẩm nói chung.
Nếu Doanh nghiệp của bạn đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh trà thảo mộc nhưng không biết thủ tục, hồ sơ xin Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở của mình như thế nào thì hãy tìm hiểu qua bài viết sau.
Trà thảo mộc là một thức uống quen thuộc hiện nay hoàn toàn từ thiên nhiên và được con người sử dụng từ hàng ngàn năm trước. Tuy gọi là trà xong thành phần của nó không có lá trà mà nguyên liệu chính để làm nên trà thảo mộc lại là các loại lá, hạt, vỏ hay thậm chí cả rễ cây. Từ những loại cây cỏ có sẵn trong thiên nhiên rất gần gũi với con người. Qua việc lựa chọn khắt khe cũng như đưa vào khâu chế biến theo công nghệ hiện đại nhất đã cho ra những sản phẩm trà thảo mộc chất lượng tốt giúp người sử dụng trị được rất nhiều các loại bệnh khác nhau như hỗ trợ tích cực trong quá trình giảm mỡ, giảm cân, chống oxi hóa, chống vi khuẩn, virus và nấm.
I. Văn bản pháp luật quản lý vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm
– Luật an toàn thực phẩm 2010 số: 55/2010/QH12;
– Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm, ban hành ngày 02/02/2018;
– Nghị định 155/2018/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, ban hành ngày 12 tháng 11 năm 2018.
Xem thêm: Thủ tục cấp giấy chứng nhận HACCP – Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
II. Thành phần hồ sơ xin Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ đến Bộ y tế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, Hồ sơ gồm những giấy tờ sau:
– Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận.
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (02 bản sao)
– Bản thuyết minh về điều kiện cơ sở vật chất (bản vẽ sơ đồ mặt bằng sản xuất kinh doanh, mô tả quy trình chế biến thực phẩm).
– Chứng nhận sức khỏe của quản lý và nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp.
– Chứng nhận tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của quản lý và nhân viên trực tiếp sản xuất
– Hồ sơ truy xuất nguồn gốc nguyên liệu, bao bì, phụ gia…
III. Thời hạn của giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
– Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm có hiệu lực trong vòng 3 năm
– Nếu thời hạn có hiệu lực của Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm còn trước 6 tháng thì tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tiến hành thủ tục xin cấp lại Giấy chứng nhận.
IV. Thủ tục xin Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm tại Bravolaw
– Tiếp nhận thông tin và tư vấn miễn phí
– Tư vấn, khảo sát và hướng dẫn phương án chỉnh sửa, bổ sung tại mặt bằng cơ sở
– Ký hợp đồng với khách hàng
– Soạn thảo và nộp hồ sơ tại Cục ATTP
– Kiểm tra thực tế cơ sở trước ngày thẩm định
– Tiếp đoàn thẩm định cùng Doanh nghiệp
– Theo dõi hồ sơ và Gửi giấy chứng nhận ATTP cho khách hàng.
Ngoài tư vấn và thực hiện xin Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất trà thảo mộc, Bravolaw còn tư vấn thực hiện xin Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất các loại thực phẩm khác. Mọi thắc mắc xin liên hệ qua số Hotline 19006296 để được giải đáp một cách kịp thời.