Các tác phẩm có thể đăng ký bản quyền tác giả

Theo Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ,Quyền tác giả tự động hình thành từ thời điểm tác phẩm được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định, bất kể tác phẩm đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.

Bài viết liên quan:

Điều kiện đổi với tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả

  • Thứ nhất là tính sáng tạo của tác phẩm: Tính sáng tạo được hiểu là tác phẩm được tạo ra lần đầu tiên và trực tiếp bởi tác giả, không sao chép từ nguồn đã biết.
  • Thứ hai, tác phẩm phải được thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định. (Theo khoản 1 điều 6 luật sở hữu trí tuệ).

Những tác phẩm nào có thể đăng ký bản quyền tác giả.

Căn cứ theo Điều 14 Luật SHTT, tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:

– Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;

– Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;

– Tác phẩm báo chí;

– Tác phẩm âm nhạc;

– Tác phẩm sân khấu;

– Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);

– Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;

– Tác phẩm nhiếp ảnh;

– Tác phẩm kiến trúc;

– Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học;

– Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;

– Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.

Điều 14 còn quy định: Tác phẩm phái sinh (Tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn) chỉ được bảo hộ theo quy định nếu không gây phương hại đến bản quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh

Các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả bao gồm:

– Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin.

– Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó.

– Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.