Chi tiết câu hỏi
Tôi có một cơ sở kinh doanh thủy hải sản đã đi vào hoạt động được một thời gian nhưng không biết quy định pháp luật về vấn đề này như thế nào. Cơ sở kinh doanh thủy hải sản của tôi có cần phải xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm hay không, thủ tục pháp lý như thế nào? Mong luật sư giải đáp để tôi hoạt động kinh doanh đúng pháp luật.
Bravolaw trả lời vấn đề này như sau:
Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho Bravolaw, vấn đề này chúng tôi được phép trả lời như sau: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định thi hành chi tiết một số điều của Luật an toàn thực phẩm thì cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.
Khoản 10 Điều 5 Luật an toàn thực phẩm quy định hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại cơ sở nhưng không có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm là vi phạm pháp luật.
Xử lý vi phạm pháp luật trong sản xuất kinh doanh thực phẩm
– Nếu cơ sở sản xuất/kinh doanh thực phẩm không có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ buộc ngừng kinh doanh.
– Thêm vào đó mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm là 100.000.000 đồng đối với cá nhân, 200.000.000 đồng đối với tổ chức.
– Ngoài ra còn có nhiều hình phạt bổ sung như: Buộc cơ sở kinh doanh phải tái xuất hoặc tiêu hủy toàn bộ thực phẩm, sản phẩm liên quan.
– Nếu hành vi vi phạm quy định về an toàn thực phẩm mang tính chất nguy hiểm gây ngộ độc cho nhiều người thì có thể bị xử lý hình sự phạt tù đến 20 năm theo Điều 317 Bộ Luật hình sự sửa đổi mới nhất 2017.
Điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Để được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì cơ sở kinh doanh thực phẩm phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
– Phải có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;
– Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
– Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau;
– Có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại;
– Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
– Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
– Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Hồ sơ xin giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm
– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
– Bản vẽ sơ đồ mặt bằng cơ sở sản xuất, kinh doanh và các khu vực xung quanh;
– Bản mô tả quy trình chế biến (quy trình công nghệ) cho nhóm sản phẩm hoặc mỗi sản phẩm đặc thù;
– Bản cam kết đảm bảo giấy phép VSATTP đối với nguyên liệu thực phẩm và sản phẩm thực phẩm do cơ sở sản xuất và kinh doanh.
– Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
– Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.
Cơ quan có thẩm quyền: Chi Cục Quản Lý Chất Lượng Nông Lâm Sản và Thủy Sản
Chứng nhận HACCP, ISO 22000
Theo quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP thì hộ kinh doanh không cần phải làm thủ tục chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm nếu đã có chứng nhận HACCP, ISO 22000 cho cơ sở kinh doanh thủy hải sản.
– ISO 22000 là tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc tế, được chấp nhận và có giá trị trên phạm vi toàn cầu. Hộ kinh doanh trong chuỗi cung cấp thực phẩm áp dụng và đạt được chứng chỉ ISO 22000 được xem là một đơn vị có hệ thống quản lý tốt về an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo cung cấp các sản phẩm an toàn, chất lượng cho người tiêu dùng.
– HACCP là hệ thống xác định, đánh giá và kiểm soát các mối nguy đáng kể đối với an toàn thực phẩm, giúp xác định các mối nguy cụ thể và các biện pháp để kiểm soát chúng nhằm đảm bảo tính an toàn thực phẩm. HACCP là một công cụ để đánh giá các mối nguy và thiết lập các hệ thống kiểm soát. HACCP tập trung vào việc phòng ngừa nhiều hơn, thay cho việc kiểm tra thành phẩm.
Trên đây là toàn bộ câu trả lời của Bravolaw về quy định xin cơ sở an toàn thực phẩm cho cơ sở kinh doanh thủy hải sản của bạn. Mọi thắc mắc liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất.
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN BRAVOLAW
Hotline: 19006296 – 0919791169
Email: [email protected]