Đăng ký thương hiệu được Nhà nước khuyến khích và góp phần tạo niềm tin yêu từ phía khách hàng. Do đó, sau khi sáng tạo nên một thương hiệu Quý vị hãy nhanh chóng đăng ký bảo hộ cho thương hiệu của mình.
Thực phẩm – nguồn cung cấp dinh dưỡng cho con người duy trì cuộc sống. Do đó, khi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sản phẩm đặc biệt này, việc cần làm đầu tiên chính là đăng ký thương hiệu thực phẩm.
Bài viết mới:
- Thủ Tục Đăng Ký Nhãn Hiệu Mới Nhất Năm 2020 Như Thế Nào?
- Thủ tục gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
- Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu thương hiệu logo độc quyền
Thực phẩm là gì?
Thực phẩm là những sản phẩm có khả năng cung cấp nguồn dinh dưỡng, tạo năng lượng cho con người để duy trì hoạt động sống bình thường. Thực phẩm bao gồm thực phẩm đã qua chế biến và thực phẩm chưa qua chế biến.
Cũng vì chức năng đặc biệt của thực phẩm, mà hiện nay rất nhiều doanh nghiệp hướng đến việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Kéo theo thị trường kinh doanh thực phẩm ngày càng cạnh tranh mạnh mẽ hơn, để mang lại những sản phẩm tốt nhất cho người sử dụng.
Tại sao phải đăng ký thương hiệu thực phẩm?
Thương hiệu thực phẩm mang tính cạnh tranh cao, rất dễ bị đối thủ sao chép hay sử dụng với mục đích vụ lợi do đó việc đăng ký thương hiệu cho thực phẩm sẽ là cơ sở xác lập quyền của chủ sở hữu. Tất cả những hành vi xâm phạm hay cạnh tranh không lành mạnh sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Việc đăng ký thương hiệu thực phẩm thành công, là cách thức bảo vệ tối đa quyền của chủ sở hữu, đặc biệt là chủ sở hữu được độc quyền sử dụng thương hiệu do mình đã sáng tạo nên trên toàn quốc.
Một sản phẩm tốt, có thương hiệu sẽ giúp nâng tầm thương hiệu đó trên thị trường, khẳng định được tên tuổi và thu hút đầu tư từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Giúp khách hàng dễ dàng nhận diện được thương hiệu và an tâm hơn khi sử dụng, từ đó tăng giá trị sản xuất kinh doanh.
Ngoài ra, với thương hiệu được bảo hộ chủ sở hữu có thể thực hiện các quyền tài sản để thu lợi nhuận như chuyển nhượng cho chủ thể khác.
Vì những lẽ trên, chúng tôi thấy Quý vị chắc chắn không thể bỏ qua vấn đề đăng ký bảo hộ thương hiệu của mình.
Hồ sơ đăng ký thương hiệu thực phẩm
Khi Quý vị có nhu cầu đăng ký thương hiệu cho thực phẩm, việc đầu tiên cần thực hiện là chuẩn bị bộ hồ sơ theo hướng dẫn của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN.
Trong hồ sơ cần có những giấy tờ, tài liệu sau đây:
- Đơn đăng ký thương hiệu theo mẫu tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 01/2007/TT-BKHCN;
- Mẫu thương hiệu dự định đăng ký;
- Giấy tờ chứng minh chủ sở hữu;
- Giấy tờ chứng minh quyền ưu tiên đăng ký nếu có;
- Văn bản ủy quyền, khi ủy quyền cho cá nhân đi nộp hồ sơ, nhận kết quả;
- Chứng tờ nộp lệ phí, phí đăng ký sở hữu công nghiệp
- Giấy tờ, tài liệu khác theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: 01 đơn đăng ký chỉ được yêu cầu cấp một Giấy chứng nhận cho sản phẩm, hàng hóa dự định đăng ký bảo hộ;
Nội dung kê khai trong đơn và các tài liệu được thể hiện bằng tiếng Việt hoặc song ngữ có tiếng Việt;
Đơn trình bày theo chiều dọc trên một mặt giấy A4 theo kích thước chuẩn;
Đối với những tài liệu cần lập theo mẫu thì bắt buộc phải sử dụng các mẫu quy định.
Trên đây là hồ sơ pháp lý để đăng ký thương hiệu độc quyền mà Quý khách chuẩn bị, tránh hồ sơ không hợp lệ phải sửa đổi, bổ sung hồ sơ hoặc bị từ chối.
Các bước đăng ký thương hiệu thực phẩm?
Các loại đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu, được thực hiện tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam (Cục SHTT) giải quyết theo trình tự các bước sau đây:
Bước 1: Nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu
- Người nộp đơn có thể nộp tại trụ sở Cục SHTT hoặc văn phòng đại diện của Cục SHTT;
- Nhận hồ sơ, chuyên viên sẽ tiến hành kiểm tra tài liệu có trong đơn, để kết luận có tiếp nhận đơn hay không.
Bước 2: Thẩm định hình thức đơn đăng ký thương hiệu
- Chuyên viên thực hiện công việc chuyên môn -thẩm định hình thức đơn;
- Tiến hành kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, để xem xét đơn có được coi là hợp lệ hay chưa;
- Nếu đơn sai hay thiếu sót, Cục SHTT ra thông báo cho chủ thể nộp đơn điều chỉnh lại đơn trong thời hạn theo thông báo;
- Thời gian thẩm định hình thức đơn là 01 tháng.
Bước 4: Công bố đơn trên Công báo Sở hữu công nghiệp
- Khi đơn đăng ký đã hợp lệ, Cục SHTT sẽ đăng trên Công báo sở hữu công nghiệp, sau đó yêu cầu chủ thể nộp đơn nộp lệ phí công bố đơn;
- Thời gian công bố đơn trên Công báo là 02 tháng.
Bước 5: Thẩm định nội dung đơn đăng ký
- Chuyên viên đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn, xem có đáp ứng đủ điều kiện bảo hộ và xác định phạm vi bảo hộ;
- Nếu đơn chưa hợp lệ, chuyên viên ra thông báo sửa đổi, bổ sung để chủ thể nộp đơn điều chỉnh và giải thích nội dung đơn, cung cấp thông tin liên quan;
- Thời gian thẩm định nội dung đơn là 9 tháng.
Bước 6: Cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ
- Trong thời hạn luật định, hồ sơ đầy đủ, hợp lệ và hoàn tất nghĩa vụ tài chính, Cục SHTT ra Quyết định cấp văn bằng bảo hộ sau đó đăng bạ;
- Cấp Giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu thực phẩm.
Với những thông tin hữu ích trên, chúng tôi tin rằng Quý vị đã hiểu được tầm quan trọng của việc đăng ký thương hiệu và quy trình đăng ký bảo hộ. Nếu Quý vị gặp khó khăn trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ thương hiệu của Bravolaw, vui lòng kết nối qua số hotline: 1900.6296