Theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, Các doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận ISO 22000 sẽ không thuộc diện phải xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm”.
Chứng nhận ISO 22000 phiên bản 2018 là gì?
– ISO 22000 là tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc tế, được chấp nhận và có giá trị trên phạm vi toàn cầu. Một doanh nghiệp trong chuỗi cung cấp thực phẩm áp dụng và đạt được chứng chỉ ISO 22000 được nhìn nhận là một đơn vị có hệ thống quản lý tốt an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo cung cấp các sản phẩm thực phẩm an toàn, chất lượng cho người tiêu dùng.
– Tiêu chuẩn ISO 22000 được xây dựng bởi sự đóng góp của 187 quốc gia thành viên trên thế giới. Tiêu chuẩn ISO 22000 được ban hành vào ngày 01/09/2005 và năm 2008 tại Việt Nam, được chính thức thừa nhận là tiêu chuẩn quốc gia (TCVN ISO 22000:2008).
– Hiện tại, tiêu chuẩn mới nhất của ISO 22000 là phiên bản năm 2018.
CHỨNG NHẬN ISO 22000 THAY THẾ GIẤY PHÉP AN TOÀN THỰC PHẨM
– Theo quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm có quy định: “Các doanh nghiệp đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 sẽ không thuộc diện phải xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm”. Vì vậy nếu Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận ISO 22000 sẽ không phải thực hiện xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
– BRAVOLAW – Hỗ trợ doanh nghiệp dịch vụ Chứng nhận ISO 9001:2015; Chứng nhận ISO 14001; Chứng nhận ISO 22000; Chứng nhận HACCP. Hãy gọi ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ và được hưởng dịch vụ tốt nhất. Hotline: 0919791169 – 19006296.
ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 22000
Tiêu chuẩn ISO 22000 có thể áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong chuỗi cung cấp thực phẩm không phân biệt quy mô; bao gồm:
– Sản xuất và chế biến thức ăn gia súc
– Thực phẩm chức năng: cho người già, trẻ em, người bị bệnh
– Doanh nghiệp chế biến rau, củ, quả, thịt trứng sữa, thủy hải sản
– Doanh nghiệp sản xuất, chế biến đồ uống: nước ngọt, nước tinh khiết, rượu, bia, Café, chè,..
– Doanh nghiệp sản xuất, chế biến gia vị
– Các hãng vận chuyển thực phẩm
– Doanh nghiệp sản xuất, chế biến đồ ăn sẵn, nhà hàng
– Hệ thống siêu thị, bán buôn, bán lẻ
– Doanh nghiệp sản xuất vật liệu bao gói thực phẩm
– Trang trại trồng trọt và chăn nuôi…
LỢI ÍCH KHI ÁP DỤNG ISO 22000:2018
– Nâng cao ý thức an toàn thực phẩm và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng
– Là điều cần thiết cho hội nhập của các chương trình khác nhau (HACCP, BRC, EUREPGAP, GMP)
– Giảm thiểu chi phí và chất thải thông qua việc tích hợp chứng nhận ISO 22000
– Đảm bảo khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước ngành công nghiệp thực phẩm.
– Kết hợp và thống nhất các yêu cầu của tiêu chuẩn hệ thống chất lượng/môi trường/ an toàn thực phẩm một cách hiệu quả
– Cải thiện và phòng ngừa an toàn thực phẩm. Hệ thống quản lý vệ sinh hiệu quả.
– Nâng cao hình ảnh của công ty và cải thiện độ tin cậy (cải thiện sự hài lòng của khách hàng)
QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN ISO 22000:2018 CHO DOANH NGHIỆP
Quy trình cấp chứng nhận ISO 22000:2018 của BRAVOLAW được thực hiện qua những bước cơ bản dưới đây.
Bước 1: Thực hiện trao đổi thông tin với khách hàng
Việc trao đổi thông tin giữa khách hàng và BRAVOLAW sẽ đảm bảo rằng những thông tin đó đã được thống nhất giữa 2 bên, việc đánh giá chứng nhận đảm bảo thực hiện đúng theo yêu cầu của Tiêu chuẩn cũng như của khách hàng. Những thông tin cần trao đổi:
– Những yêu cầu cơ bản của việc xin cấp giấy chứng nhận ISO 22000
– Trình tự thực hiện thủ tục chứng nhận ISO 22000
– Tiêu chuẩn ứng dụng cần đáp ứng
– Khái toán chi phí
– Lên kế hoạch thực hiện
Bước 2: Tiến hành đánh giá sơ bộ
– Gửi đến cơ quan cấp chứng nhận ISO 22000 những giấy tờ sau đây: Đơn đăng ký cấp chứng nhận, những kế hoạch ISO 22000, các hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000.
– Cơ quan chứng nhận sẽ phân công các chuyên gia trong lĩnh vực tương ứng thực hiện đánh giá tình trạng của hồ sơ ISO 22000 để phát hiện được những điểm không hợp lý của hồ sơ và việc áp dụng hệ thống tiêu chuẩn ISO 22000 tại cơ sở. Sau khi đã kiểm tra và đánh giá sơ bộ xong, những chuyên gia này sẽ phải chỉ ra được các vấn đề về tài liệu, hồ sơ và thực tế áp dụng tiêu chuẩn TCVN ISO 22000 cần chấn chỉnh để tổ chức, doanh nghiệp có thể kịp thời sửa chữa. Bước đánh giá sơ bộ này sẽ rất tốt cho tổ chức, doanh nghiệp bởi nó như một hướng dẫn mẫu để việc đánh giá chính thức được dễ dàng hơn.
Bước 3: Kiểm tra các tài liệu cần thiết
Sau khi đã đánh giá sơ bộ ở bước 2, tổ chức, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị những tài liệu cần thiết sau:
– Kế hoạch ISO 22000, Sổ tay ISO 22000
– Bảng hỏi kiểm định tiêu chuẩn ISO 22000
– Thủ tục, chỉ dẫn công việc
– Tài liệu mô tả sản phẩm
– Một số tài liệu khác như kiểm tra, giám sát, thử nghiệm, sửa chữa….
Bước 4: Đánh giá tài liệu chính thức
-Những tài liệu văn bản của việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 sẽ được đánh giá dựa trên tính phù hợp của hệ thống ISO 22000 tại tổ chức, doanh nghiệp với những luật lệ, tiêu chuẩn có liên quan được xác định, bao gồm:
+ Xem xét về sự phù hợp với những yêu cầu vệ sinh
+ Thẩm tra, xác nhận CCP
+ Những tài liệu và hồ sơ khác có liên quan đến việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000:2018 mới nhất.
– Sau khi đã xem xét và đánh giá chính thức những hồ sơ, tài liệu, chuyên gia đánh giá sẽ phải làm báo cáo đánh giá về những văn bản tài liệu đã nhận được, sau đó gửi 01 bản cho tổ chức, doanh nghiệp.
– Tổ chức, doanh nghiệp sau khi nhận được bản báo cáo đánh giá thì sẽ phải rà soát và sửa chữa (nếu có).
Bước 5: Tiến hành đánh giá chính thức
– Đoàn đánh giá sẽ trực tiếp đến cơ sở để kiểm tra và thẩm định. Xem xét sự phù hợp của những hồ sơ đã nhận được với thực tế. Kiến nghị sửa chữa những điểm không phù hợp.
– Trong quá trình đánh giá chính thức, đoàn kiểm tra sẽ xác định hiệu quả của hệ thống tiêu chuẩn ISO 22000.
– Tổ chức sẽ có trách nhiệm trình bày những ứng dụng thực tế của tiêu chuẩn ISO 22000 tại cơ sở.
– Kết thúc đánh giá chính thức tại thực địa, đoàn đánh giá sẽ tổ chức buổi kết thúc, lúc này tổ chức, doanh nghiệp sẽ được phép đưa ra ý kiến của mình về những gì mà đoàn đánh giá đã nêu ra.
Bước 6: Cấp giấy chứng nhận ISO 22000
– Tổ chức, doanh nghiệp sẽ được cấp chứng nhận ISO 22000 nếu như toàn bộ tài liệu hồ sơ đều phù hợp với thực tế và khắc phục được toàn bộ những điểm không phù hợp.
Quý khách có nhu cầu cần chứng nhận ISO 22000:2018.
GỌI NGAY: 0919791169 – 19006296