Những lưu ý khi thực hiện xin giấy phép an toàn thực phẩm

Những lưu ý khi thực hiện xin giấy phép an toàn thực phẩm

Doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm muốn xin giấy phép An toàn thực phẩm nhưng lại không biết đến những lưu ý khi thực hiện xin giấy phép an toàn thực phẩm. hãy cùng với Bravolaw tìm hiểu trong bài viết sau đây. 

Căn cứ pháp lý. 

  • Luật An toàn thực phẩm 2010
  • Nghị định 15/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm
  • Nghị định 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ y tế

Những lưu ý khi xin giấy phép An toàn thực phẩm. 

Tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động.

 Khi cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng phải xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì phải đủ điều kiện mới được cấp giấy chứng nhận

Người trực tiếp tham gia sản xuất cần phải có đủ sức khỏe. Việc đảm bảo đủ sức khỏe, không có bệnh truyền nhiễm thì mới đảm bảo hoạt động của cơ sở . Những người trực tiếp tham gia kinh doanh cần phải tham gia tập huấn các kiểu kiến thức về ATVSTP.

Trước 6 tháng giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm hết hạn thì cá nhân, tổ chức cần phải nộp hồ sơ để xin cấp lại giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.

Trên đây là những thủ tục liên quan đến việc xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho cá nhân hay các tổ chức kinh doanh về thực phẩm, ăn uống…

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe thì Giấy chứng nhận này vô cùng quan trọng. Do đó, các bạn hãy cẩn thận trong việc tìm kiếm nhà hàng, khách sạn kinh doanh ăn uống để thưởng thức.

Hồ sơ, thẩm quyền, thủ tục cấp giấy phép An toàn thực phẩm 

Hồ sơ cấp giấy phép chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm. 

Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm gồm có:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
  • Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;

Thẩm quyền cấp giấy phép chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm.

  • Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 
  • Bộ trưởng Bộ Công thương quy định cụ thể thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý. 

Thủ tục cấp giấy phép chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm.

  • Lập hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này và nộp qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu điện hoặc tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ;
  • Trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ sở trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ.
  • Trường hợp quá 30 ngày kể từ khi nhận được thông báo, cơ sở không bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu thì hồ sơ của cơ sở không còn giá trị. Tổ chức, cá nhân phải nộp hồ sơ mới để được cấp Giấy chứng nhận nếu có nhu cầu.
  • Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thành lập đoàn thẩm định hoặc ủy quyền thẩm định và lập Biên bản thẩm định theo Mẫu số 02 Phụ lục I kèm theo Nghị định này trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Trường hợp ủy quyền thẩm định cho cơ quan có thẩm quyền cấp dưới thì phải có văn bản ủy quyền;
  • Đoàn thẩm định do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hoặc cơ quan được ủy quyền thẩm định ra quyết định thành lập có từ 03 đến 05 người. Trong đó có ít nhất 02 thành viên làm công tác về an toàn thực phẩm (có thể mời chuyên gia phù hợp lĩnh vực sản xuất thực phẩm của cơ sở tham gia đoàn thẩm định cơ sở).
  • Trường hợp kết quả thẩm định đạt yêu cầu, trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả thẩm định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
  • Trường hợp kết quả thẩm định tại cơ sở chưa đạt yêu cầu và có thể khắc phục, đoàn thẩm định phải ghi rõ nội dung, yêu cầu và thời gian khắc phục vào Biên bản thẩm định với thời hạn khắc phục không quá 30 ngày. Sau khi có báo cáo kết quả khắc phục của cơ sở, trong thời hạn 05 ngày làm việc, Đoàn thẩm định đánh giá kết quả khắc phục và ghi kết luận vào biên bản thẩm định. Trường hợp kết quả khắc phục đạt yêu cầu sẽ được cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại điểm d khoản này. Trường hợp kết quả khắc phục không đạt yêu cầu thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo kết quả thẩm định cơ sở không đạt yêu cầu bằng văn bản cho cơ sở và cho cơ quan quản lý địa phương;
  • Trường hợp kết quả thẩm định không đạt yêu cầu, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý địa phương giám sát và yêu cầu cơ sở không được hoạt động cho đến khi được cấp Giấy chứng nhận.

Trên đây là toàn bộ Lưu ý khi xin giấy phép an toàn thực phẩm. Nếu bạn có nhu cầu tư vấn miễn phí trong lĩnh vực trên hay các thủ tục pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi :

Hotline: 19006296.

Email: [email protected]