Tìm hiểu đăng ký tên định danh theo quy định pháp luật

Tìm hiểu đăng ký tên định danh theo quy định pháp luật

Theo như nghiên cưu thì hiện nay tình hình các tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác, ngày càng nhiều, nhận được phản ánh của nhiều người dân về tình trạng này, Chính phủ đã ban hành các quy định để nhằm chống các tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác làm phiền đến cuộc sống của người dân. Đó là các quy định về tên định danh. Vậy tên định danh là gì? Hôm nay cùng Luật Bravolaw tìm hiểu đăng ký tên định danh theo quy định pháp luật qua bài viết dưới đây nhé.

Tên định danh là gì?

Theo quy định tại điều 23 Nghị định 91/2020/NĐ-CP có thể hiểu tên định danh như sau:

“Tên định danh (brandname) người gửi dùng trong hoạt động quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại (sau đây gọi tắt là tên định danh) bao gồm không quá 11 ký tự viết liền nhau sử dụng chữ cái Latin, chữ số (từ 0 đến 9) hoặc các ký tự (-), (_), (.), khoảng trắng; không phân biệt chữ hoa, chữ thường; không là một tập hợp chỉ gồm các chữ số và được sử dụng để hiển thị hoặc xác định thông tin về nguồn gửi”.

Ngoài ra mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền đăng ký và sử dụng tên định danh với số lượng không giới hạn cho mục đích quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại.

Theo quy đinh của pháp luật Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, dịch vụ Internet, tổ chức thiết lập mạng viễn thông dùng riêng có trách nhiệm xây dựng, kết nối hệ thống kỹ thuật quản lý tên định danh của mình tới Hệ thống quản lý tên định danh quốc gia; ngăn chặn người quảng cáo gửi tin nhắn sử dụng tên định danh không do Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) cấp.

Quy định về việc sử dụng tên định danh

  • Bao gồm không quá 11 ký tự viết liền nhau sử dụng chữ cái Latin, chữ số hoặc các ký tự (-), (_), (.), khoảng trắng.
  • Mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền đăng ký và sử dụng không giới hạn cho mục đích quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại.
  • Được cấp cho tổ chức, cá nhân là duy nhất trong Hệ thống định danh quốc gia của Bộ Thông tin và Truyền thông. Thời hạn sử dụng là 3 năm kể từ ngày được cấp.
  • Tổ chức, cá nhân phải tuân theo quy định về phí, lệ phí và nộp chi phí duy trì hoạt động theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Câu hỏi thường gặp khi đăng ký tên định danh

Khi nào thu hồi tên định danh?

Việc thu hồi tên định danh thực hiện trong các trường hợp sau:

  • Sử dụng tên định danh để gửi tin nhắn rác hoặc thực hiện cuộc gọi rác hoặc cung cấp các dịch vụ vi phạm các quy định của pháp luật theo kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Chậm nộp chi phí duy trì hoạt động tên định danh quá thời gian 30 ngày;
  • Tên định danh hết hạn sử dụng và chưa được cấp gia hạn;
  • Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân sử dụng tên định danh;
  • Theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
  • Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) thông báo việc thu hồi tên định danh và gửi cho tổ chức, cá nhân thông qua thư điện tử hoặc tin nhắn và công bố công khai trên Cổng/Trang thông tin điện tử www.ais.gov.vn.

Phương thức nộp hồ sơ đăng ký cấp tên định danh?

Căn cứ Điều 25 Nghị định 91/2020/NĐ-CP, nộp hồ sơ thông qua 2 phương thức sau:
Nộp hồ sơ giấy thông qua dịch vụ bưu chính về Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin).
Nộp hồ sơ trực tuyến tại Hệ thống quản lý quốc gia: tendinhdanh.ais.gov.vn.

Hệ thống quản lý tên định danh quốc gia gồm những cơ quan nào?

Điều 22 Nghị định số 91/2020/NĐ-CP quy định về hệ thống quản lý tên định danh quốc gia như sau:

  • Là hệ thống có chức năng quản lý, lưu trữ tên định danh trên phạm vi toàn quốc.
  • Mọi tổ chức, cá nhân có thể thực hiện tra cứu thông tin về tên định danh trên Hệ thống quản lý tên định danh quốc gia, dưới hình thức trực tuyến tại địa chỉ tendinhdanh.ais.gov.vn.
  • Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) xây dựng, vận hành Hệ thống quản lý tên định danh quốc gia.

Quy trình thực hiện đăng kí tên định danh

Căn cứ theo Nghị định 91/2020/NĐ-CP về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác (gọi tắt là Nghị định 91). Mọi tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng tên định danh phục vụ hoạt động quảng cáo qua tin nhắn, cuộc gọi có thể nộp hồ sơ đăng ký cấp tên định danh về Cục An toàn thông tin theo quy trình sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Phương thức nộp

Cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp thực hiện nộp hồ sơ đăng ký tên định danh theo các bước như sau:

Nộp hồ sơ trên hệ thống dịch vụ công

  • Cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp thực hiện nộp hồ sơ bản điện tử tại địa chỉ dichvucong.mic.gov.vn.
  • Hướng dẫn sử dụng hệ thống dịch vụ công tham khảo tại địa chỉ: https://dichvucong.mic.gov.vn/huong-dan

Nộp hồ sơ giấy thông qua dịch vụ bưu chính

  • Sau khi hoàn thành việc nộp hồ sơ trực tuyến, cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp thực hiện nộp hồ sơ bản giấy về Cục An toàn thông tin thông qua dịch vụ bưu chính.
  • Khi gửi hồ sơ, người gửi cần lưu ý ghi rõ thông tin ngoài bì thư như sau để tránh tình trạng sai sót, gửi không đúng địa chỉ:

Tên hồ sơ: Hồ sơ đăng ký tên định danh mã số …” (… là mã số của hồ sơ trên hệ thống dichvucong.mic.gov.vn).

Nơi nhận: Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) – Cục An toàn thông tin

Địa chỉ: Tầng 5 Tòa nhà 115 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội.

Số điện thoại: 0243.6404423

Đối với hồ sơ nộp trực tuyến, sau khi hồ sơ được phê duyệt, cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp phải nộp hồ sơ bản cứng theo quy định về Cục An toàn thông tin với địa chỉ nêu tại mục a để đối chiếu tính pháp lý của hồ sơ và để lưu hồ sơ. Sau khi nhận được hồ sơ bản cứng, Cục An toàn thông tin sẽ tiến hành đối chiếu sau đó mới trả kết quả.

Thành phần Hồ sơ cần nộp bao gồm:

Đối với tổ chức, doanh nghiệp

  • Bản sao có chứng thực Quyết định thành lập của tổ chức hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trong trường hợp tổ chức, doanh nghiệp đăng ký nhiều tên định danh cùng một lần thì chỉ cung cấp 01 giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc 01 quyết định thành lập của tổ chức được chứng thực;
  • Bản khai đăng ký tên định danh theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 91;
  • Các giấy tờ khác có liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ, đăng ký thương hiệu (nếu có).

Đối với cá nhân

  • Bản sao có chứng thực chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu;
  • Bản khai đăng ký tên định danh theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 91;
  • Các giấy tờ khác có liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ, đăng ký thương hiệu (nếu có).

Đối với hộ kinh doanh cá thể

  • Bản sao có chứng thực chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu;
  • Bản khai đăng ký tên định danh theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 91;
  • Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (nếu có).
  • Các giấy tờ khác có liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ, đăng ký thương hiệu (nếu có).

Bước 2: Cục An toàn thông tin thông báo kết quả và thông báo đóng lệ phí

Đối với các hồ sơ hợp lệ

Sau 1 ngày làm việc kể từ khi Cục An toàn thông tin nhận được đầy đủ hồ sơ, cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp nộp hồ sơ sẽ nhận được thông báo kết quả hồ sơ và hướng dẫn nộp lệ phí thông qua cổng dịch vụ công.

Đối với các hồ sơ không hợp lệ

Sau 1 ngày làm việc kể từ khi Cục An toàn thông tin nhận được đầy đủ hồ sơ, cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp nộp hồ sơ sẽ nhận được thông tin xác nhận kết quả chưa hợp lệ và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ thông qua cổng dịch vụ công.

Bước 3: Nộp lệ phí, chi phí duy trì

Cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp thực hiện nộp lệ phí đăng ký tên định danh, chi phí duy trì hoạt động tên định danh.

Nộp Lệ phí

  • Tên loại Lệ phí: Lệ phí cấp/cấp lại/gia hạn Giấy chứng nhận tên định danh.
  • Mức thu chi tiết: 200.000 VNĐ/lần cấp lần đầu/tên định danh; 100.000 VNĐ/lần cấp lại/sửa đổi theo quy định tại Thông tư 269/TT-BTC ngày 14/11/2016 về quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí và lệ phí thuộc lĩnh vực an toàn thông tin.
  • Phương thức nộp Lệ phí: Nộp qua tài khoản

Nộp chi phí duy trì hoạt động tên định danh

Cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp nộp chi phí duy trì hoạt động tên định danh sau khi có hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Bước 4: Cục An toàn thông tin gửi Giấy chứng nhận đăng ký tên định danh

  • Cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp gửi bản sao/chụp xác nhận nộp lệ phí qua tài khoản về địa chỉ [email protected] hoặc đăng tải lên hệ thống dịch vụ công để xác nhận việc thanh toán.
  • Sau khi nhận được thông tin nộp lệ phí, Cục An toàn thông tin sẽ gửi Giấy chứng nhận tên định danh tới địa chỉ email đã đăng ký trong Bản khai đăng ký tên định danh.

Cấp lại Giấy chứng nhận tên định danh

Trong trường hợp Giấy chứng nhận tên định danh có sự thay đổi một trong những thông tin liên quan tới tên định danh đã được cấp hoặc bị mất, tổ chức, cá nhân thực hiện gửi bản khai tên định danh với các thông tin cập nhật theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này đến Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) theo quy định.

  • Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) cấp lại Giấy chứng nhận tên định danh theo quy định với thời hạn giữ nguyên như giấy chứng nhận tên định danh đã được cấp trước đây.

Lý do nên chọn dịch vụ của Luật Bravolaw

Dịch vụ trọn gói, cam kết không phụ thu, không phát sinh thêm chi phí nào khác.

Tư vấn miễn phí từ A – Z, từ các điều kiện, thủ tục cần thực hiện trước, trong và sau thành lập cho doanh nghiệp.

Doanh nghiệp chỉ cần cung cấp các thông tin đơn giản, không cần đi lại nhiều lần để làm thủ tục tốn thời gian và chi phí.

Cam kết hoàn thành các thủ tục đúng tiến độ, đúng hẹn.

Bàn giao kết quả tận nơi cho doanh nghiệp.

Miễn phí hỗ trợ tư vấn các vấn đề liên quan đến thuế, kế toán thuế như phương pháp tính thuế, các loại thuế, các loại hóa đơn… để doanh nghiệp vừa có thể hoạt động kinh doanh đúng luật vừa có thể tối ưu thuế phải đóng.

Hỗ trợ tư vấn miễn phí các vấn đề pháp lý khác cho doanh nghiệp ngay cả khi kết thúc dịch vụ.

Trên đây là bài viết tư vấn về của Luật Bravolaw về hồ sơ, thủ tục đăng ký định danh . Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ đăng ký định danh của chúng tôi vui lòng liên hệ Hotline: 1900 6296 nhé!, Chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7.