Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả và quyền liên quan không phải là thủ tục bắt buộc để hưởng quyền tác giả. Tuy nhiên, việc có giấy chứng nhận giúp cho việc chứng minh quyền tác giả được dễ dàng hơn, tránh những tranh chấp không đáng có. Dưới đây là những tổng hợp những trường hợp cần phải đăng ký bản quyền của Luật Bravolaw, cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Quyền tác giả là gì?
Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa. (Khoản 2, 3 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bởi Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009)
Đối tượng được đăng ký quyền tác giả
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi khoản 5 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009, đối tượng được đăng ký quyền tác giả là:
“Điều 14. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
- Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
- a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
- b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
- c) Tác phẩm báo chí;
- d) Tác phẩm âm nhạc;
đ) Tác phẩm sân khấu;
- e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
- g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
- h) Tác phẩm nhiếp ảnh;
- i) Tác phẩm kiến trúc;
- k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;
- l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
- m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
- Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.
- Tác phẩm được bảo hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.
- Chính phủ hướng dẫn cụ thể về các loại hình tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này.”
Đối tượng không được đăng ký quyền tác giả
Căn cứ Điều 15 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả gồm:
- Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin.
- Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó.
- Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu. Hồ sơ đăng ký quyền tác giả gồm những gì?
Theo quy định tại Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì hồ sơ đăng ký quyền tác giả gồm các giấy tờ sau đây:
“1. Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.
Đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan bao gồm:
a) Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan. Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp đơn, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan; tóm tắt nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng; tên tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tin quy định mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan;
b) Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan;
c) Giấy uỷ quyền, nếu người nộp đơn là người được uỷ quyền;
d) Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
đ) Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
e) Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.
Các tài liệu quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 2 Điều này phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt.”
Hình thức nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả
Hình thức nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan quy định như sau:
Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan theo 02 cách thức cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan:
- Trực tiếp;
- Qua dịch vụ bưu chính;
- Qua Cổng dịch vụ công trực tuyến. (So với hiện hành, bổ sung hình thức nộp hồ sơ qua Cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc dịch vụ bưu chính) (Khoản 1 Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bởi Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022)
Hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan
Hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan như sau:
– Tờ khai đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan theo mẫu quy định.
+ Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt có đầy đủ thông tin về người nộp hồ sơ, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan;
+ Thời gian hoàn thành; (Điểm mới)
+ Tóm tắt nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng;
+ Tên tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh;
+ Thời gian, địa điểm, hình thức công bố;
+ Thông tin về cấp lại, cấp đổi (nếu có), cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong tờ khai. (So với hiện hành, thêm thông tin về cấp lại, cấp đổi)
+ Tờ khai do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan ký tên hoặc điểm chỉ, trừ trường hợp không có khả năng về thể chất để ký tên hoặc điểm chỉ. (Điểm mới)
– Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan;
– Giấy ủy quyền, nếu người nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan là người được ủy quyền;
– Tài liệu chứng minh là chủ sở hữu quyền do tự sáng tạo hoặc do giao nhiệm vụ sáng tạo, giao kết hợp đồng sáng tạo, được thừa kế, được chuyển giao quyền;
– Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
– Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.
Về ngôn ngữ trong hồ sơ đăng ký: Tài liệu quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 2 Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bởi Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng ngôn ngữ khác thì phải được dịch ra tiếng Việt.
Trên đây là tổng hợp những trường hợp cần phải đăng ký bản quyền Luật Bravolaw muốn chia sẻ tới bạn. Nếu có bất kì thắc mắc cần được giải đáp vui lòng liên hệ chúng tôi theo Hotline: 1900 6296 để nhận được tư vấn cũng như giải đáp mọi thắc mắc nhé.