dịch vụ chứng nhận iso 22000 - hệ thống quản lý ATTP
Tiêu chuẩn ISO 22000 là một trong những tiêu chuẩn về hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, được ban hành bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc Tế (ISO) nhằm giúp các doanh nghiệp kiểm soát được rủi ro đối với thực phẩm trước khi đưa đến tay người tiêu dùng. Cùng Luật Bravolaw tìm hiểu chi tiết về hồ sơ, thủ tục, điều kiện xin giấy chứng nhận ISO 22000:2018 hệ thống quản lý an toàn thực phẩm qua bài viết dưới đây nhé!.
Cơ sở pháp lý
- Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật do Chủ tịch nước công bố ngày 12/07/2006;
- Nghị định số 127/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
- Thông tư 21/2007/TT-BKHCN ngày 28/09/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn;
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO 22000:2018 Hệ thống quản lý chất lượng – Các yêu cầu.
>>> Tham khảo: Dịch vụ chứng nhận ISO 9001 hệ thống quản lý chất lượng.
Chứng nhận ISO 22000 là gì?
ISO 22000 là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được xây dựng bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) được chấp nhận và có giá trị trên phạm vi toàn cầu. Một doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng thực phẩm áp dụng và đạt chứng nhận ISO 22000 được nhìn nhận là một đơn vị có hệ thống quản lý tốt an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo cung cấp các sản phẩm thực phẩm an toàn, chất lượng cho người tiêu dùng.
Các doanh nghiệp áp dụng ISO 22000
Hầu hết các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực cần chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm từ bao bì, đóng gói đến chế biến, sản xuất đều có thể làm thủ tục xin chứng chỉ ISO 22000:2018.
Cụ thể hơn, nếu tổ chức, doanh nghiệp thuộc các trường hợp sau nên áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000:2018 để có hệ thống quản lý an toàn thực phẩm đạt chuẩn ISO:
- Nông trại, trang trại, ngư trường;
- Hệ thống siêu thị;
- Đơn vị chế biến thịt, cá, thức ăn chăn nuôi;
- Đơn vị sản xuất bánh mì, ngũ cốc, các loại thực phẩm đóng hộp, đông lạnh, các loại thực phẩm chức năng…;
- Đơn vị cung cấp thức ăn chăn nuôi và chế biến thực phẩm như bệnh viện, nhà hàng, khách sạn, cửa hàng thức ăn nhanh…;
- Đơn vị cung cấp dịch vụ hỗ trợ như cung cấp thiết bị chế biến, phụ gia, nguyên vật liệu;
- Đơn vị cung cấp dịch vụ diệt côn trùng, dọn dẹp, vệ sinh, đóng gói…
Lợi ích khi áp dụng chứng nhận ISO 22000
- Chứng nhận hệ thống quản lý ISO 22000 giúp các doanh nghiệp chế biến, sản xuất thực phẩm kiểm soát được các mối nguy từ khâu nuôi trồng, đánh bắt, sơ chế, chế biến cho tới khi thực phẩm được sử dụng bởi người tiêu dùng, nhằm đảm bảo an toàn về thực phẩm
- Việc xây dựng và được chứng nhận ISO 22000 là bằng chứng rằng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm hiệu quả được thiết kế, hoạt động và cải tiến liên tục một cách khoa học và được kiểm soát thường xuyên.
- Đối với những doanh nghiệp áp dụng ISO 22000 sẽ được nhìn nhận là có hệ thống quản lý an toàn thực phẩm quốc tế, tạo được lợi thế cạnh tranh cao, đặc biệt tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu sang các thị trường khó tính trên thế giới. (Giấy chứng nhận ISO 22000 nằm trong bộ hồ sơ đăng ký FDA cho cơ sở thực phẩm)
- Giảm tối đa nguy cơ sai lỗi và chi phí rủi ro liên quan tới an toàn thực phẩm: Khi áp dụng ISO 22000, các Doanh nghiệp đều phải đảm bảo thực hiện các Chương trình tiên quyết (GMP, SSOP…) nhằm hạn chế các mối nguy đối với thực phẩm, phải xây dựng một hệ thống kiểm soát bao gồm: các quá trình, thủ tục kiểm soát, hệ thống văn bản hỗ trợ…qua đó giảm chi phí lãng phí do sản phẩm hư hỏng, sai lỗi.
- Thỏa mãn nhu cầu chất lượng và an toàn ngày càng cao của khách hàng: Một doanh nghiệp trong chuỗi cung cấp thực phẩm áp dụng và đạt được chứng chỉ ISO 22000 được nhìn nhận là một đơn vị có hệ thống quản lý tốt an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo cung cấp các sản phẩm thực phẩm an toàn, chất lượng cho người tiêu dùng.
- Thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về chất lượng và an toàn thực phẩm
- Được xem xét miễn, giảm kiểm tra một số thủ tục pháp lý khi có giấy chứng nhận ISO 22000 (ví dụ: giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm)
Tầm quan trọng của giấy chứng nhận ISO 22000
- Là cam kết của doanh nghiệp về an toàn thực phẩm đối với người tiêu dùng.
- Là tài liệu chứng minh năng lực của doanh nghiệp trong quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhiều trường hợp doanh nghiệp bắt buộc phải có ISO 22000:2018 khi tham gia đấu thầu, cung cấp thực phẩm cho nhà máy, xí nghiệp hay trường học, bệnh viện.
- Nâng cao khả năng quản lý, kiểm soát các rủi ro trong an toàn thực phẩm từ đó giúp nâng cao hiệu quả vận hành của doanh nghiệp.
- Giấy chứng nhận ISO 22000:2018 có thể thay thế cho Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Tức là có Giấy chứng nhận ISO 22000:2018, doanh nghiệp không cần xin Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm nữa.
Lưu ý khi xin giấy chứng nhận ISO 22000
Sau khi được cấp giấy chứng nhận ISO 22000:2018, bạn cần lưu ý thêm các quy định sau:
- Giấy chứng nhận ISO 22000:2018 có thời hạn sử dụng 3 năm;
- Doanh nghiệp phải đóng phí duy trì hệ thống quản lý an toàn thực phẩm hàng năm;
- Sau khi được cấp chứng nhận ISO 2000:2018, chu kỳ giám sát tối thiểu 12 tháng/lần;
- Số lần đánh giá giám sát là 2 lần, với các hạng mục đánh giá tương tự như đánh giá cấp giấy chứng nhận ISO 22000:2018 lần đầu.
Điều kiện xin giấy chứng nhận ISO 22000
Các doanh nghiệp nằm trong chuỗi cung ứng thực phẩm có chứng chỉ ISO 22000:2018 được đánh giá là đơn vị có hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tốt, có sản phẩm an toàn, chất lượng. ISO 22000:2018 được cấp cho tất cả các tổ chức, doanh nghiệp đã áp dụng hiệu quả hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, để được cấp chứng nhận ISO 22000:2018, doanh nghiệp cần phải đáp ứng được những điều kiện sau đây:
Điều kiện về nhà xưởng sản xuất thực phẩm
- Vị trí đặt nhà xưởng sản xuất, chế biến thực phẩm phải cách xa các nguồn gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến sản phẩm thực phẩm của doanh nghiệp.
- Đường đi nội bộ được xây dựng phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, có đường ống thoát nước tốt, không gây ô nhiễm, khép kín.
- Đảm bảo nhà xưởng có đủ nguồn nước sạch, thuận lợi về giao thông đi lại.
- Việc thiết kế, bố trí các khu vực sản xuất, chế biến thực phẩm… phải đảm bảo nguyên tắc tránh ô nhiễm chéo; kho bảo quản thực phẩm phải phù hợp với yêu cầu của mỗi loại thực phẩm, tránh sự xâm nhập của côn trùng, động vật gây hại.
- Ngoài ra, còn rất nhiều các yếu tố khác như kết cấu nhà xưởng, ánh sáng, thông gió, kiểm soát độ ẩm, trang thiết bị, dụng cụ, nhà vệ sinh… đều phải đáp ứng tiêu chuẩn của ISO 22000:2018.
Điều kiện về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
- Để được cấp chứng nhận ISO 22000:2018, tổ chức, doanh nghiệp phải tìm hiểu, xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo các tiêu chuẩn của ISO 22000:2018 và phải đảm bảo duy trì nó trong suốt thời gian hoạt động.
Điều kiện để được đánh giá chứng nhận bởi Tổ chức chứng nhận
- Khi hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của doanh nghiệp đã hoạt động hiệu quả, doanh nghiệp sẽ có những bằng chứng chứng minh được sự phù hợp của mình đối với tiêu chuẩn ISO 22000:2018. Lúc này, doanh nghiệp cần thực hiện hoạt động tự đánh giá nội bộ doanh nghiệp và thực hiện các hoạt động cải tiến, khắc phục để nâng cao hiệu của Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.
- Tiếp theo, doanh nghiệp cần liên hệ và làm việc với tổ chức chứng nhận để thực hiện đánh giá và cấp Giấy chứng nhận ISO 22000:2018.
Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận ISO 22000
- Quy trình sản xuất của cơ sở sản xuất. Trong quy trình này phải diễn giải được các bước của quy trình sản xuất gồm những bước gì và mô tả căn bản công đoạn từng bước từ khâu nhập nguyên liệu —-> Khâu trực tiếp sản xuất—--> Đóng gói —--> Kiểm tra chất lượng sản phẩm—> Nhập kho thành phẩm để bảo quản sản phẩm.
- Sổ tay chất lượng sản phẩm
- Sổ nhật ký sản xuất
- Sổ kiểm tra sản phẩm
- Chính sách chất lượng
- Mục tiêu chất lượng sản phẩm
- Quy trình kiểm soát vệ sinh môi trường
- Quy trình kiểm soát sự thay đổi
- Quy trình kiểm soát hồ sơ
- Quy trình mua hàng
- Quy trình quản lý kho
- Quy trình đánh giá nội bộ
Thủ tục cấp giấy chứng nhận ISO 22000
Thủ tục cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn ISO 22000 khá khó khăn và gặp nhiều trở ngại khi nộp hồ sơ nếu chúng ta không có sự chuẩn bị kỹ càng. Sau đây là những bước giúp bạn có bộ hồ sơ làm thủ tục cấp giấy chứng nhận này.
Tiếp xúc ban đầu để làm thủ tục cấp giấy chứng nhận
Tiếp xúc ban đầu chính là sự giao tiếp giữa nhà hàng với các tổ chức cấp phép, điều đó để 2 bên hiểu hơn về đối phương cũng như các quy định của tổ chức quốc tế.
Nội dung trao đổi là các thông tin liên quan đến nhau bao gồm: mục đích, mong cầu, quy định của đôi bên để công tác chuẩn bị hồ sơ trở nên nhanh gọn, đúng các yêu cầu đề ra của các tổ chức cấp phép.
Quá trình giao tiếp đi tới thống nhất đôi bên và nhà hàng sẽ nhận bản đăng ký cùng với các giấy tờ liên quan khác. Ở bước này chủ nhà hàng cần phải làm theo đúng chỉ dẫn, yêu cầu của bên cấp phép thì quá trình cấp phép mới diễn ra nhanh chóng.
Chuẩn bị kiểm tra ban đầu để làm thủ tục cấp giấy chứng nhận
Ở bước thứ hai, điều cần kiểm tra ban đầu chính là kiểm tra giấy chứng nhận thủ tục ISO 22000. Đây là bước khá quan trọng vì cần tới sự chuyên nghiệp mang tính nghề nghiệp ở bước này. Nhà hàng cần có cho mình một chuyên gia để thẩm định về độ tin cậy của các giấy tờ liên quan, cũng như hồ sơ và khả năng thành công việc làm thủ tục xin cấp chứng nhận về ISO 22000 cho nhà hàng của mình.
Sau khi chuyên gia đánh giá và nhận định về các thủ tục, giấy tờ liên quan, bạn hãy nhanh chóng khắc phục những lỗi sai để hoàn tất các giấy tờ, thủ tục. Điều đó giúp chủ nhà hàng đẩy nhanh tiến độ làm thủ tục cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn ISO 22000.
Kiểm tra tài liệu làm thủ tục cấp giấy chứng nhận ISO 22000
Việc kiểm tra tài liệu về các thủ tục cấp giấy chứng nhận về ISO 22000, cùng các giấy tờ đi kèm. Các giấy tờ ấy sẽ luôn được tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng cũng như bổ sung các giấy tờ liên quan cho đủ theo yêu cầu của bên cấp phép.
Tuy nhiên, nhà hàng cũng cần nhanh chóng bổ sung, hoàn thành các giấy tờ làm thủ tục xin cấp phép giấy chứng nhận về ISO 22000 nhanh nhất, để nhà hàng có những bước đi trở nên nhanh hơn.
Đánh giá chính thức tài liệu cấp giấy chứng nhận về ISO 22000
Chủ nhà hàng khi đã hoàn tất các thủ tục chuẩn bị kiểm tra lại tài liệu, thì họ cần có đánh giá chính thức tài liệu. Tại đây, các tổ chức cấp phép quốc tế sẽ tiến hành thẩm định độ trung thực của các giấy tờ. Nó nằm trong bộ hồ sơ xin cấp chứng nhận về ISO 22000 của nhà hàng bạn.
Cơ quan thẩm định sẽ xem xét hồ sơ cẩn thận và tỉ mỉ. Quá trình này mất khoảng 20 ngày kể từ ngày bên cấp phép quốc tế nhận hồ sơ. Khi các tài liệu được đánh giá xong, tổ chức cấp phép sẽ có thông báo đến nhà hàng của bạn, dù nhà hàng bạn có thông qua hay không được thông qua và bên cấp phép đều thông báo lý do rõ ràng.
Cấp giấy chứng nhận về ISO 22000
Nhà hàng được nhận thông báo chấp thuận thông qua thủ tục cấp giấy chứng nhận về ISO 22000. Điều đó có nghĩa nhà hàng bạn chính thức được công nhận về mức độ an toàn của thực phẩm trên toàn quốc tế.
Tuy nhiên sau khi được cấp phép, nhà hàng bạn vẫn phải có những bước thẩm định ở thời gian sau. Điều đó nhằm kiểm tra định kỳ về độ tin cậy của nhà hàng bạn. Nếu nhà hàng bạn không còn phù hợp với giấy chứng nhận về ISO 22000 thì nhà hàng sẽ bị thu hồi cấp phép ngay.
Ngoài ra khi làm thủ tục cấp giấy chứng nhận về ISO 22000, các chủ nhà hàng cần chú ý tuân thủ theo các nguyên tắc sau như:
- Có chính sách an toàn thực phẩm
- Có các thiết bị giám sát và đo lường
- Có các đội nhóm đủ khả năng để đánh giá chất lượng sản phẩm
- Khảo sát thị trường tiêu dùng thực tế
- Tuân thủ các nguyên tắc của HACCP
- Liên tục cập nhật và cải tiến FSMS
- Lưu giữ hồ sơ về sản xuất, quá trình phát triển của sản phẩm
- Có nhà lãnh đạo tiên quyết đứng đầu chịu trách nhiệm
Quy trình xin giấy chứng nhận ISO 22000
Chứng chỉ ISO 22000:2018 được cấp bởi 1 Tổ chức chứng nhận trong nước hoặc Tổ chức chứng nhận nước ngoài tại Việt Nam. Tuy nhiên, các Tổ chức chứng nhận đều phải hoạt động theo nguyên tắc chung của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc Tế thế giới và chịu sự giám sát, chỉ định của Bộ Khoa học và Công nghệ. Do đó, quy trình cấp chứng nhận ISO 22000:2018 cũng phải tuân theo các bước nhất định sau đây:
Bước 1: Đăng ký chứng nhận & thỏa thuận với Tổ chức chứng nhận
- Tổ chức, doanh nghiệp gửi bản Đăng ký chứng nhận tới Tổ chức chứng nhận, trong đó bao gồm các thông tin cơ bản của tổ chức, doanh nghiệp như: Tên doanh nghiệp, lĩnh vực sản xuất, địa điểm đánh giá, phương thức sản xuất, sản phẩm đang kinh doanh, số lượng nhân sự… Sau đó, hai bên thực hiện thỏa thuận và ký kết hợp đồng chứng nhận.
Bước 2: Lên kế hoạch và tổ chức đánh giá sơ bộ cơ sở sản xuất
- Sau khi tổ chức chứng nhận nhận được thông tin và yêu cầu của doanh nghiệp, sẽ tiến hành lên kế hoạch đánh giá và gửi cho doanh nghiệp nắm được. Sau đó cử đội ngũ chuyên gia xuống trực tiếp để đánh giá sơ bộ thực tế hệ thống quản lý an toàn thực phẩm tại doanh nghiệp.
Bước 3: Đánh giá tài liệu và đánh giá nhà cơ sở sản xuất
- Các chuyên gia của Tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành thẩm định tài liệu và đánh giá thực tế tại doanh nghiệp có phù hợp với các điều khoản trong tiêu chuẩn ISO 22000 hay không. Việc đánh giá được thực hiện theo nguyên tắc độc lập, khách quan và tuân thủ theo các quy định của ISO 22000.
- Kết quả đánh giá của các chuyên gia chính là căn cứ để xác nhận Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của doanh nghiệp có đáp ứng được tiêu chuẩn ISO 22000:2018 không.
Bước 4: Thẩm định hồ sơ đánh giá và cấp giấy chứng nhận ISO 22000:2018
- Sau khi có kết quả đánh giá từ các chuyên gia, Tổ chức chứng nhận tiến hành thẩm định hồ sơ nếu thấy hợp lệ sẽ cấp Giấy chứng nhận ISO 2200:2018 cho doanh nghiệp.
- Hiệu lực của chứng nhận ISO 22000:2018 là 3 năm kể từ ngày được cấp.
Bước 5: Đánh giá giám sát và chứng nhận lại
- Sau khi được cấp chứng nhận ISO 22000:2018, doanh nghiệp vẫn phải tiếp tục duy trì hệ thống quản lý an toàn thực phẩm đảm bảo theo đúng các tiêu chuẩn của ISO 22000. Tời kỳ hạn giám sát theo quy định, Tổ chức chứng nhận sẽ xuống và thực hiện giám sát định kỳ tại nhà xưởng, nơi doanh nghiệp kinh doanh từ đó làm căn cứ và bằng chứng để quyết định có tiếp tục duy trì hiệu lực chứng nhận cho doanh nghiệp hay không.
- Kỳ hạn giám sát tối thiểu 12 tháng/lần và số lần đánh giá giám sát thông thường là 2 lần
Những câu hỏi thường gặp khi xin chứng nhận ISO 22000
ISO 22000:2018 là gì?
ISO 22000:2018 là phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn ISO 22000, là một trong những tiêu chuẩn về hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, được ban hành bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc Tế (ISO) nhằm giúp các doanh nghiệp kiểm soát được rủi ro đối với thực phẩm trước khi đưa đến tay người tiêu dùng.
Chứng nhận ISO 22000:2018 có thay thế được Giấy phép an toàn thực phẩm không?
Có. Doanh nghiệp có Giấy chứng nhận ISO 22000:2018 thì không cần xin Giấy phép an toàn thực phẩm.
Chứng nhận ISO 22000:2018 có thời hạn sử dụng bao lâu?
Hiệu lực của chứng nhận ISO 22000:2018 là 3 năm kể từ ngày được cấp.
Giấy chứng nhận ISO 22000:2018 có lợi ích gì đối với doanh nghiệp?
Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm, ISO 22000:2018 mang lại những lợi ích sau:
- Là cam kết của doanh nghiệp về an toàn thực phẩm đối với người tiêu dùng.
- Là tài liệu chứng minh năng lực của doanh nghiệp khi tham gia đấu thầu, cung cấp thực phẩm cho nhà máy, xí nghiệp hay trường học, bệnh viện.
- Nâng cao khả năng quản lý, kiểm soát các rủi ro trong an toàn thực phẩm của doanh nghiệp.
- Giấy chứng nhận ISO 22000:2018 có thể thay thế cho Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Dịch vụ tư vấn chứng nhận ISO 22000 tại Luật Bravolaw
- Tư Vấn, Đào Tạo, Cấp Giấy Chứng Nhận
- Chuyên Gia Tư Vấn Nhiệt Tình, Dễ Chịu
- Dịch vụ trọn gói từ A-Z
- Giấy chứng nhận ISO có giá trị công nhận quốc tế
- Cam kết tư vấn 100% đạt chứng nhận
- Không Đạt – Hoàn Tiền – Chúng tôi Luôn mang đến cho khách hàng trải nghiệm dịch vụ tốt nhất, nhanh nhất, chất lượng nhất, chu đáo nhất nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng.
Lý do nên chọn dịch vụ của Luật Bravolaw
-
- Dịch vụ trọn gói, cam kết không phụ thu, không phát sinh thêm chi phí nào khác.
- Tư vấn miễn phí từ A – Z, từ các điều kiện, thủ tục cần thực hiện để đạt chứng nhận ISO 22000:2018
- Doanh nghiệp chỉ cần cung cấp các thông tin đơn giản, không cần đi lại nhiều lần để làm thủ tục tốn thời gian và chi phí.
- Cam kết hoàn thành các thủ tục đúng tiến độ, đúng hẹn.
- Bàn giao kết quả tận nơi cho doanh nghiệp.
- Hỗ trợ tư vấn miễn phí các vấn đề pháp lý khác cho doanh nghiệp ngay cả khi kết thúc dịch vụ.
Trên đây là bài viết tư vấn về của Luật Bravolaw về hồ sơ, thủ tục, điều kiện xin chứng nhận ISO 9001:2015 . Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ xin giấy chứng nhận ISO 22000:2018 hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của chúng tôi vui lòng liên hệ Hotline: 1900 6296 – 0919791169 nhé!, Chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7.