Dịch vụ chứng nhận VietGAP- Thực hành nông nghiệp tốt
Hiện nay tiêu chuẩn VietGAP là các quy định về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho các sản phẩm nông nghiệp,chăn nuôi, thủy sản ở Việt Nam. Việc doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn và được cấp Chứng nhận sẽ giúp đơn vị sản xuất, kinh doanh nông nghiệp tăng giá trị cũng như lợi thế cạnh tranh. Cùng Luật Bravolaw tìm hiểu chi tiết hồ sơ, thủ tục, điều kiện và quy trình xin chứng nhận Vietgap theo quy định pháp luật qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý:
- Thông tư 48/2012/TT-BNNPTNT quy định chứng nhận sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi được sản xuất, sơ chế phù hợp với quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt.
- Quyết định 2509/2016/QĐ – BNNPTNT về việc ban hành quy chế chứng nhận và quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn, gà an toàn trong nông hộ.
Chứng nhận Vietgap là gì?
VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices – Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt tại Việt Nam) là giấy chứng nhận quy trình sản xuất thực phẩm sạch do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành ngày 28/01/2018, được áp dụng trong các lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản.
Bộ tiêu chuẩn VietGAP bao gồm các tiêu chí do Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành và hướng dẫn người sản xuất áp dụng nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, bảo vệ môi trường và sức khỏe, an sinh xã hội cho người lao động.
Lợi ích khi đạt chứng nhận VIETGAP?
Trước tình hình thị trường xuất nhập khẩu nông sản, thủy sản trên Thế giới đang được kiểm soát chặt chẽ với những tiêu chuẩn gắt gao, sự ra đời của tiêu chuẩn VietGAP như một lời khẳng định về chất lượng sản phẩm, mang đến nhiều lợi ích cho hoạt động xuất nhập khẩu nông – thủy sản cũng như những lợi ích thiết thực cho đời sống xã hội, nhà sản xuất, các doanh nghiệp và người tiêu dùng ở nước ta. Cụ thể:
Đối với xã hội
Như đã nói, việc áp dụng VietGAP giúp các sản phẩm sau khi được thu hoạch đáp ứng được những tiêu chuẩn của thị trường Quốc tế để có thể xuất khẩu sang các khu vực khác. Điều này góp phần thúc đẩy, làm tăng kim ngạch xuất nhập khẩu cũng như khẳng định chất lượng sản phẩm của Việt Nam. Từ đó, đảm bảo được đầu ra cho người dân, nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội.
Đối với nhà sản xuất
Có được chứng nhận VietGAP nghĩa là cơ sở sản xuất phải đáp ứng được những tiêu chuẩn nhất định để khẳng định chất lượng sản phẩm. Do đó, tạo được lòng tin hơn với khách hàng và tạo được chỗ đứng vững chắc về thương hiệu trên thị trường.
Đối với cơ sở chế biến
Các cơ sở chế biến sử dụng nguồn nguyên liệu đạt tiêu chuẩn chứng nhận VietGAP sẽ giúp đảm bảo về chất lượng sản phẩm (sạch và an toàn), giúp nâng cao uy tín của đơn vị với khách hàng và các đối tác. Từ đó, giúp tăng khả năng cạnh tranh và tăng doanh thu.
Không những thế, các cơ sở chế biến này còn có cơ hội xuất khẩu các sản phẩm sau chế biến sang các thị trường nước ngoài. Đồng thời giúp giảm thiểu tối đa những rủi ro có thể xảy ra khi xuất khẩu do hàng hóa không đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng.
Đối với người tiêu dùng
Người tiêu dùng sẽ được sử dụng những sản phẩm có chất lượng tốt, đảm bảo vệ sinh, an toàn cho sức khỏe.
Ngoài ra, việc thường xuyên sử dụng các sản phẩm sạch, an toàn, đạt tiêu chuẩn chứng nhận VietGAP sẽ dần tạo cho người tiêu dùng thói quen sử dụng cũng như nhận biết được các sản phẩm đạt chất lượng, an toàn cho sức khỏe. Điều này sẽ trở thành động lực giúp nhà sản xuất, cơ sở chế biến cải tiến chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP.
Điều kiện xin chứng chỉ Vietgap
Điều kiện 1: Về kỹ thuật sản xuất
Yêu cầu về kỹ thuật sản xuất là tiêu chí đặt ra đầu tiên của chứng nhân VietGAP mà doanh nghiệp phải đạt được. Trong đó bao gồm: phương thức canh tác, thu hoạch cũng như những tiêu chuẩn về hạt giống (trồng trọt), con giống (thủy sản, chăn nuôi), nguồn nước, nguồn đất.
Điều kiện 2: Về môi trường làm việc
Môi trường làm việc phải có đầy đủ tiêu chuẩn an toàn lao động cần thiết mục đích nhằm ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động, bảo vệ tốt nhất cho người lao động về sức khỏe.
Điều kiện 3: Về an toàn thực phẩm
Đảm bảo an toàn thực phẩm là tiêu chí rất quan trọng để doanh nghiệp bạn có thể đạt chứng chỉ vietgap. Để đảm bảo được về chất lượng thực phẩm trong toàn bộ khâu canh tác, doanh nghiệp phải đảm bảo thực phẩm không bị ô nhiễm, không được sử dụng các chất bảo quản, dư lượng kháng sinh, chỉ được sử dụng thuốc BVTV trong danh mục cho phép theo quy định.
Điều kiện 4: Về nguồn gốc sản phẩm
Các sản phẩm đạt chứng chỉ vietgap phải truy xuất được nguồn gốc sản phẩm để đảm bảo về chất lượng cũng như giúp cho việc kiểm tra xuất xứ sản phẩm.
Hồ sơ chứng nhận VietGAP
Bạn cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ, gồm các giấy tờ sau:
- Giấy đăng ký chứng nhận VietGAP. Trong trường hợp nhà sản xuất đăng ký kiểm tra chứng nhận VietGAP là tổ chức có nhiều thành viên thì cần gửi kèm theo Danh sách thành viên (họ tên, địa chỉ, địa điểm, diện tích sản xuất);
- Bản đồ giải thửa và phân lô khu vực sản xuất, bản thuyết minh về thiết kế, bố trí mặt bằng khu vực sản xuất, xử lý sau thu hoạch, sơ chế, bảo quản;
- Kết quả kiểm tra nội bộ theo quy định;
- Trong thời hạn không quá 03 (ba) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đăng ký. Tổ chức Chứng nhận xem xét hồ sơ, hướng dẫn bằng văn bản cho nhà sản xuất bổ sung hồ sơ còn thiếu hoặc chưa đúng quy định.
Sau khi nhận được hồ sơ đăng ký đầy đủ, hợp lệ. Tổ chức Chứng nhận thỏa thuận để ký hợp đồng chứng nhận VietGAP với nhà sản xuất.
Thời gian thực hiện chứng nhận
Trong thời hạn không quá 15 ngày làm việc kể từ khi ký kết hợp đồng chứng nhận, Tổ chức chứng nhận thành lập đoàn kiểm tra và thực hiện kiểm tra lần đầu tại doanh nghiệp sản xuất.
Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc sau khi kết thực kiểm tra, tổ chức chứng nhận cấp giấy chứng nhận VietGAP cho doanh nghiệp đủ điều kiện.
Nếu doanh nghiệp chưa đủ điều kiện để đáp ứng VietGAP thì tổ chức chứng nhận thông báo lỗi sai cho doanh nghiệp để khắc trong một thời gian nhất định. Sau khi khắc phục sai lỗi, tổ chức chứng nhận sẽ đánh giá lại.
Hiệu lực giấy chứng nhận VietGAP
Giấy chứng nhận VietGAP có hiệu lực tối đa 03 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận.
Trong thời gian hiệu lực 03 năm, sẽ có các cuộc đánh giá giám sát định kỳ hằng năm 12 tháng/lần. Do đó, doanh nghiệp cần chú ý duy trì các quy trình sản xuất, sơ chế sản phẩm đúng theo các yêu cầu quy định VietGAP để đảm bảo giấy chứng nhận có giá trị trong thời gian còn hiệu lực.
Thủ tục xin chứng nhận Vietgap
Giai đoạn 1: Khảo sát, điều tra
Đánh giá thực trạng khu vực sản xuất
Giai đoạn 2: Đào tạo tập huấn
Thực hiện đào tạo là bước cần thiết để có thể xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn Vietgap. Sau khi đã thực hiện đào tạo xong các chuyên gia tư vấn sẽ xây dựng các quy trình. Và lập biểu mẫu ghi chép, chuẩn hóa quy trình thực hiện tiêu chuẩn Vietgap.
Giai đoạn 3: Đánh giá nội bộ
Doanh nghiệp cần thực hiện giám sát, theo dõi việc thực hiện. Tự đánh giá xem người lao động đã tuân thủ các quy trình hay thực hiện ghi chép biểu mẫu đầy đủ hay không. Hệ thống quản lý có phù hợp với Doanh nghiệp và hiệu quả không.
Giai đoạn 4: Đánh giá để cấp chứng nhận Vietgap
Sau khi doanh nghiệp đã thực hiện các nội dung theo tiêu chuẩn Vietgap. Doanh nghiệp sẽ thực hiện đăng ký chứng nhận với Tổ chức chứng nhận Vietgap. Các chuyên gia của chúng tôi sẽ tiến hành kiểm tra và đánh giá. Nếu doanh nghiệp đã đủ điều kiện thì tổ chức chứng nhận sẽ cấp Giấy chứng nhận Vietgap
Quy trình xin chứng nhận VietGAP
Sau khi đã tìm hiểu về tầm quan trọng của VietGAP. Giờ đây bạn đã biết rằng sản phẩm của mình cũng cần phải được chứng nhận VietGAP. Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu 7 bước trong quy trình chứng nhận VietGAP cho sản phẩm.
Bước 1: Tiếp nhận thông tin đăng ký dịch vụ tư vấn chứng nhận VietGAP từ khách hàng.
Bước 2: Trao đổi, tư vấn cụ thể dịch vụ chứng nhận VietGAP cho khách hàng, báo giá và tiến hành ký kết hợp đồng.
Bước 3: Lập kế hoạch chi tiết, cụ thể về lộ trình, quy trình thực hiện tư vấn chứng nhận VietGAP cho từng sản phẩm cụ thể.
Bước 4: Đánh giá quy trình sản xuất, sơ chế sản phẩm tại doanh nghiệp.
Bước 5: Đánh giá mức độ phù hợp của quy trình sản xuất, sơ chế sản phẩm của doanh nghiệp. Nếu kết quả đánh giá là phù hợp, Chất lượng Việt sẽ thay mặt khách hàng thực hiện các thủ tục và hồ sơ đăng ký chứng nhận VietGAP.
Bước 6: Chất lượng Việt thay mặt nhận giấy chứng nhận VietGAP rồi bàn giao lại cho khách hàng. Hiệu lực của giấy chứng nhận VietGAP là tối đa 03 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận.
Bước 7: Chất lượng Việt cung cấp dịch vụ cải tiến và giám sát định kỳ về chất lượng sản phẩm. Trước thời hạn giám sát thường niên 2 tháng, Chất lượng Việt sẽ gửi thông báo tới cho khách hàng.
Dịch vụ tư vấn chứng nhận Vietgap tại Luật Bravolaw
- Tư Vấn, Đào Tạo, Cấp Giấy Chứng Nhận
- Chuyên Gia Tư Vấn Nhiệt Tình, Dễ Chịu
- Dịch vụ trọn gói từ A-Z
- Giấy chứng nhận ISO có giá trị công nhận quốc tế
- Cam kết tư vấn 100% đạt chứng nhận
- Không Đạt – Hoàn Tiền – Chúng tôi Luôn mang đến cho khách hàng trải nghiệm dịch vụ tốt nhất, nhanh nhất, chất lượng nhất, chu đáo nhất nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng.
Lý do nên chọn dịch vụ của Luật Bravolaw
- Dịch vụ trọn gói, cam kết không phụ thu, không phát sinh thêm chi phí nào khác.
- Tư vấn miễn phí từ A – Z, từ các điều kiện, thủ tục cần thực hiện trước, trong và sau khi được cấp chứng nhận VietGap
- Doanh nghiệp chỉ cần cung cấp các thông tin đơn giản, không cần đi lại nhiều lần để làm thủ tục tốn thời gian và chi phí.
- Cam kết hoàn thành các thủ tục đúng tiến độ, đúng hẹn.
- Bàn giao kết quả tận nơi cho doanh nghiệp.
- Tư vấn khách hàng dịch vụ xin giấy phép cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
- Tư vấn thủ tục thử nghiệm và tự công bố sản phẩm thực phẩm theo quy định pháp luật.
- Hỗ trợ tư vấn miễn phí các vấn đề pháp lý khác cho doanh nghiệp ngay cả khi kết thúc dịch vụ.
Trên đây là bài viết tư vấn về của Luật Bravolaw về hồ sơ, thủ tục, điều kiện xin chứng nhận Vietgap. Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ xin giấy chứng nhận Vietgap – Thực hành nông nghiệp tốt của chúng tôi vui lòng liên hệ Hotline: 1900 6296 nhé!, Chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7.