Thủ tục đăng ký mã số mã vạch sản phẩm của doanh nghiệp

Thủ tục đăng ký mã số mã vạch sản phẩm của doanh nghiệp

Thủ tục đăng ký mã số mã vạch như thế nào ? Các lưu ý khi đăng ký mã vạch, mã số theo quy định pháp luật. Dịch vụ đăng ký mã vạch uy tín nhất.

Căn cứ pháp lý

– Nghị định 132/2008/NĐ-CP;

– Nghị định số 74/2018/NĐ-CP sửa đổi nghị định 132/2008/NĐ-CP;

– Thông tư số 232/2016/TT-BTC.

Thủ tục đăng ký mã số mã vạch sản phẩm của doanh nghiệp
Thủ tục đăng ký mã số mã vạch sản phẩm của doanh nghiệp

Mã số mã vạch là gì

Mã số mã vạch là một trong những công nghệ nhận dạng và thu thập dữ liệu tự động dựa trên nguyên tắc: đặt cho đối tượng cần quản lý một dãy số hoặc dãy chữ và số sau đó thể hiện dưới dạng mã vạch để máy quét có thể đọc được.

Mã số mã vạch gồm 2 phần:

  • Mã số là một dãy chữ số nguyên: sản phẩm gì? do công ty, tổ chức nào sản xuất? công ty đó thuộc quốc gia nào?
  • Mã vạch là một dãy các vạch và khoảng trống song song để cho thiết bị quét quang học đọc được kết nối với máy tính và mã vạch được giải mã thành dãy số một cách tự động, gọi ra tiệp dữ liệu liên quan đến hàng hoá đang lưu trữ trong cơ sở dữ liệu về sản phẩm hàng hóa.

Thủ tục đăng ký mã số mã vạch

Để đăng ký mã vạch, mã số nhanh chóng, việc nắm được thủ tục và hồ sơ đăng ký là điều tất yếu. bravolaw xin tổng kết kinh nghiệm đăng ký mã vạch như sau:

Hồ sơ đăng ký mã số mã vạch

  • Đơn đăng ký sử dụng mã số, mã vạch theo quy định tại Mẫu số 12 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 74/2018/NĐ-CP;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Quyết định thành lập công ty , doanh nghiệp

Cách thức nộp hồ sơ đăng ký mã số mã vạch

Tổ chức, cá nhân có nhu cầu thực hiện thủ tục mã số, mã vạch, lập 01 bộ hồ sơ tương ứng theo quy định, nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới cơ quan thường trực về mã số, mã vạch. Trường hợp nộp trực tiếp thì phải có bản chính để đối chiếu. Trường hợp hồ sơ gửi qua bưu điện phải nộp bản sao được chứng thực hoặc bản sao y bản chính có ký tên, đóng dấu.

Thẩm quyền thực hiện đăng ký

Cơ quan nhận hồ sơ và thực hiện xét duyệt đăng ký là Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Bộ Khoa Học và Công Nghệ.

Trình tự giải quyết Thủ tục đăng ký mã số mã vạch

Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thường trực về mã số, mã vạch thông báo cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ để sửa đổi, bổ sung;

Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ và tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đóng các khoản phí theo quy định, trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thường trực về mã số, mã vạch có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận theo quy định;

Thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận không quá 03 năm kể từ ngày cấp.

Chi phí đăng ký mã số mã vạch

Chi phí đăng ký mã vạch bao gồm chi phí nhà nước và chi phí luật sư tư vấn và thực hiện công việc.

Phí nhà nước cấp và hướng dẫn sử dụng mã số mã vạch

Mức thu phí thủ tục đăng ký mã số mã vạch được quy định tại Điều 4 Thông tư số 232/2016/TT-BTC như sau

STT

Phân loại phí

Mức thu
(đồng/mã)

1

Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 (không phân biệt mã số đăng ký sử dụng)

1.000.000

2

Sử dụng mã địa điểm toàn cầu (GLN)

300.000

3

Sử dụng mã số thương phẩm toàn cầu 8 chữ số EAN-8 (GTIN-8)

300.000

Phí nhà nước đăng ký (xác nhận) sử dụng mã số mã vạch nước ngoài

STT

Phân loại

Mức thu

1

H sơ có ít hơn hoặc bng 50 mã sản phẩm

500.000 đng/h sơ

2

H sơ trên 50 mã sản phẩm

10.000 đng/mã

Phí nhà nước duy trì sử dụng mã số mã vạch hàng năm (niên phí)

STT

Phân loại phí

Mức thu
(đồng/năm)

1

Sử dụng mã doanh nghiệp GS1

 

1.1

Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 10 số (tương ứng với trường hp doanh nghiệp được sử dụng 100 số vật phẩm)

500.000

1.2

Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 9 số (tương ứng với trường hp doanh nghiệp được sử dụng 1.000 số vật phẩm)

800.000

1.3

Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 8 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 10.000 số vật phẩm)

1.500.000

1.4

Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 7 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 100.000 số vật phẩm)

2.000.000

2

Sử dụng mã địa điểm toàn cầu (GLN)

200.000

3

Sử dụng mã số thương phẩm toàn cu 8 chữ s EAN-8 (GTIN-8)

200.000

Trường hợp tổ chức, cá nhân được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch sau ngày 30 tháng 6 nộp 50% (năm mươi phần trăm) mức phí duy trì tương ứng với từng loại mã số mã vạch theo quy định nêu trên.

Khi nhận được Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm nộp phí duy trì sử dụng mã số mã vạch cho năm đầu tiên theo quy định; các năm tiếp theo, thời hạn nộp phí chậm nhất là ngày 30 tháng 6 hàng năm.

 

Trên đây là nội dung Thủ tục đăng ký mã vạch mã số Bravolaw gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc hoặc mong muốn sử dụng dịch vụ đăng ký mã vạch nhanh chóng, uy tín, giá rẻ. Hãy liên hệ ngay với Bravolaw qua Hotline: 1900.6296 để được tư vấn miễn phí.