Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Vậy pháp luật quy định như thế nào về đăng ký nhãn hiệu?
Nhãn hiệu là một trong những đối tượng bảo hộ của quyền sở hữu công nghiệp. Nhãn hiệu càng được nhiều người tiêu dùng biết đến, càng có uy tín trên thị trường thì người sở hữu nhãn hiệu đó càng thu về được nhiều lợi nhuận. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp về các điều kiện đăng ký nhãn hiệu hiện nay.
Bài viết mới:
- Hồ sơ thủ tục đăng ký nhãn hiệu thương hiệu logo theo quy định pháp luật mới nhất
- Đăng ký bảo hộ thương hiệu cho sản phẩm sữa chua
- Quy trình Đăng ký logo độc quyền trọn gói
Quyền đăng ký nhãn hiệu
Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.
Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.
Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể.
Các nguyên tắc khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu và hiệu lực của văn bằng bảo hộ
Đơn đăng ký nhãn hiệu có thể được nộp tại Cục sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc tại các địa điểm tiếp nhận đơn khác do Cục SHTT thiết lập
Các nguyên tắc khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu
Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên:
Trong trường hợp có nhiều đơn của nhiều người khác nhau đăng ký các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhau dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng hoặc tương tự với nhau hoặc trường hợp có nhiều đơn của cùng một người đăng ký các nhãn hiệu trùng dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho nhãn hiệu trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.
Nguyên tắc ưu tiên:
Người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu có quyền yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở đơn đầu tiên đăng ký bảo hộ cùng một đối tượng nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Đơn đầu tiên đã được nộp tại Việt Nam hoặc tại nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định về quyền ưu tiên mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên hoặc có thỏa thuận áp dụng quy định như vậy với Việt Nam;
b) Người nộp đơn là công dân Việt Nam, công dân của nước khác quy định tại điểm a khoản này cư trú hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam hoặc tại nước khác;
c) Trong đơn có nêu rõ yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên và có nộp bản sao đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan đã nhận đơn đầu tiên;
d) Đơn được nộp trong thời hạn ấn định tại điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Hiệu lực của văn bằng bảo hộ:
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.
Trên đây là Các quy định chung về đăng ký nhãn hiệu theo pháp luật hiện hành, nếu quý khách có bất kỳ thắc mắc nào xin vui lòng liên hệ với Bravolaw qua Hotline: 1900.6296 để được giải đáp thắc mắc nhé!